Thúc đẩy tự do kinh doanh trong bối cảnh hậu đại dịch

15:56' - 06/12/2022
BNEWS Sự kiện được tổ chức nhằm đánh giá lại các thách thức toàn cầu và khu vực châu Á nói chung; cũng như đối với quyền tự do kinh doanh và các cải cách thể chế của Việt Nam nói riêng.

 Ngày 6/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp với Viện FNF tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường”.

Khai mạc sự kiện, PGS, TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, từ năm 2014, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cài cách quan trọng, thường xuyên.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách hưởng tới thị trường tự do và cải thiện môi trường kinh doanh, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu đã được “thăng hạng", thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã thay đổi vượt bậc, xếp thứ 78 (năm 2014) lên vị trí 6 (năm 2019), chỉ số tự do kinh tế năm 2022 cũng tăng 6 bậc từ vị trí 84 từ vị trí 90.

Ở thời điểm hiện tại, khi mà các bất ổn toàn cầu kèm theo nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu thì sự phục hồi tăng trưởng và hiệu quả thị trường của Việt Nam cũng gặp thách thức nghiêm trọng. Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá lại các thách thức toàn cầu và khu vực châu Á nói chung và đối với quyền tự do kinh doanh và các cải cách thể chế của Việt Nam nói riêng. 

 
Cũng tại sự kiện, Ts Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương điểm lại một số vấn đề của nền kinh tế trong nước như thị trường tài chính nhiễu động mạnh; niềm tin thị trường bị lung lay, thanh khoản thị trường suy giảm và ở mức thấp; thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và nhanh; nhà đầu tư thua lỗ lớn và tháo chạy khỏi thị trường; có nguy cơ gây bất ổn xã hội cục bộ. Cùng với đó, là tín dụng khô cạn, huy động vốn qua tất cả các kênh thị trường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết; doanh nghiệp đói vốn; tiếp cận vốn khó, thậm chí là không thể, dù chấp nhận chi phí vốn cao

Song song đó, thị trường bất động sản chuyển nhanh từ nóng sang lạnh và thậm chí đóng băng cục bộ; thanh khoản suy giảm; vốn đọng lại trong bất đông sản lớn; hàng loạt công ty, nhà đầu tư bất động sản mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán và giải thể, phá sản. Hệ thống tổ chức tín dụng vừa hồi phục sau khủng hoảng 2009-2012, thì nay đang bị lung lắc mạnh, nợ xấu gia tăng; thành quả của 10 năm hồi phục, xử lý nợ xấu có nguy cơ bị hao mòn nghiêm trọng. Đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, thậm chí khó khăn hơn 10 năm trước (2010-2012). 

Ông Cung cảnh báo, doanh nghiệp đang suy yếu, chưa phục hồi đầy đủ sau đại dịch COVID-19, tới đây, tình hình kinh tế sẽ còn khó khăn hơn nữa; nhất là khi nhu cầu bên ngoài suy giảm mạnh hơn (10 năm trước tăng trưởng xuất khẩu liên tục 2 con số). Giá đầu vào, nhất là nhập khẩu tăng cao hơn; tất cả chi phí đầu vào đều tăng cao hơn nhiều tốc độ tăng CPI; việc tiếp cận vốn ở tất cả các kênh đều khó hơn; giải ngân đầu tư công chậm, thủ tục phiền hà và chỉ theo đợt, không theo khối lượng xây lắp hoàn thành. Các doanh nghiệp từ cung cấp đất, đá sỏi và vật liệu, máy móc, nhà thầu… đều nợ lẫn nhau; chỉ được trả khi giải ngân. Doanh nghiệp phải vay ngân hàng, đến hạn không được vay đáo hạn; bị hạ bậc tín nhiệm; không được vay tiếp.... 

Về phía cơ quan nhà nước còn chưa linh hoạt trong điều chỉnh một số chính sách và cách thức quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội (giá vật liệu xây dung, room tín dung, tỷ giá, mục tiêu lạm phát….., hay một số nội dung của chương trình phục hồi không còn phù hợp, mà không được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi…). Với những biến động bất thường của thị trường xăng dầu hay trái phiếu doanh nghiệp cũng cho thấy việc kém năng lực trong xử lý tình huống của cơ quan nhà nước. Cùng với đó là sự thiếu vắng những cải cách đột phá để cải thiện môi trường kinh doanh; tạo luồng sinh khí mới cho phát triển…

Trước những vấn đề đặt ra, Ts Nguyễn Đình Cung đề xuất một số giải pháp, cần cải cách thể chế để nhất quán hướng theo thị trường đúng với vai trò là đột phá chiến lược. Nỗ lực khôi phục lại niềm tin thị trường, niềm tin của nhà đầu tư. Tăng cường quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính, thay đổi luật pháp theo lối “giật cục”, khó đoán định, làm đứt gãy hoạt động bình thường của thị trường. 

Ông Cung cho rằng, cần sớm hoá giải các nỗi sợ của công chức nhà nước, nhất là ở địa phương và các nhà đầu tư như sợ làm sai quy định; sợ trách nhiệm; sợ rủi ro; sợ thanh tra, kiểm tra và truy cứu trách nhiệm hình sự, sợ mất cả sự nghiệp và liên luỵ khác...
 
Giải pháp có thể là tổ chức giao ban định kỳ 2 lần/tháng hoặc đột xuất với tham dự của bí thư, chủ tịch UBND, chủ tịch HĐND và người đứng đầu các ban, sở có liên quan. Phải tháo bỏ các rào cản, vướng mắc đối với huy động nguồn lực phát triển kinh tế địa phương. Tập hợp, đánh giá, phân loại các dự án hiện chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý theo nhóm các nguyên nhân; trình lên các cuộc giao ban định kỳ nói trên để ra các định hướng giải pháp xử lý nhằm tiếp tục thực hiện các dự án nói trên trong thời hạn sớm nhất có thể. Biết lắng nghe phản ánh, ý kiến, kiến nghị của các cán bộ, công chức liên quan về các cuộc thanh, kiểm tra…../.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục