Thách thức nào cho chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19?
Ngày 24/11 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đại diện Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ) tổ chức Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam với chủ đề "Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19".
Sự kiện nhằm thảo luận về các vấn đề chính sách liên quan đến các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực tài khóa của Việt Nam, từ chính sách kinh tế vĩ mô cho tới những vấn đề vi mô như thuế và doanh nghiệp, hộ gia đình và công bằng thuế...
Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam là sự kiện được tổ chức hàng năm do Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ) chủ trì. Đây là sự kiện quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp và giới truyền thông cùng thảo luận về các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động tài khóa.
Khai mạc diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) nhận định, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng sau hơn hai năm chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự phục hồi hậu COVID-19 trong khu vực và thế giới, nhất là tại các nước phát triển, đã diễn ra với nhiều diễn biến mới, dẫn tới một loạt sức ép về ngân sách và lựa chọn tài khóa-tiền tệ mà một nước như Việt Nam phải đối diện.Diễn đàn Chính sách Tài khoá và Phát triển Việt Nam 2022 chủ đề "Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19" tập trung thảo luận những vấn đề và lựa chọn chính sách trong lĩnh vực tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hậu COVID-19.
Đồng thời, cập nhật một số thay đổi trong chính sách thuế tại Việt Nam hậu-COVID; cũng như làm rõ thêm mối quan hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và sức khỏe đối với mặt hàng thuế thuốc lá tại Việt Nam.
Theo ông Thành, những năm gần đây, ngân sách của Việt Nam đã dựa rất nhiều vào các loại thuế tiêu dùng; trong đó, có thuế VAT. Năm 2020, tỷ trọng của số thu thuế tiêu dùng trên tổng số thu thuế tại Việt Nam vào khoảng 60% (tương đương với Thái Lan và chỉ thấp hơn so với mức trung bình của các nước thu nhập trung bình cao).
Cùng giai đoạn này, tỷ trọng của VAT trong tổng thu thuế tại Việt Nam giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các chính sách ưu đãi liên quan đến thuế VAT. Từ năm 2020 tới nay, ý tưởng tăng thuế VAT không còn cơ sở, mà chuyển sang chính sách giảm thuế VAT để hỗ trợ nền kinh tế.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng, năm 2021, Quốc hội Việt Nam cùng với Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan đến thuế VAT. Theo đó, Nghị quyết 406/NQUBTVQH15 quy định giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng; Nghị quyết số 43/2022/QH15 giảm 2 điểm phần trăm thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%)...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã gặp nhiều rắc rối liên quan đến việc tách, lập hóa đơn cũng như rà soát danh mục
hàng hóa, dịch vụ được hưởng ưu đãi. Ngày 20/6, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một loạt các Nghị định khác trong đó có Nghị định 15 để gỡ vướng cho doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Tài chính, với việc giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống 8% sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 49.400 tỷ đồng.Năm 2021, một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo đảm các công ty lớn phải trả mức thuế tối thiểu là 15% áp dụng cho các công ty có thu nhập từ 750 triệu EURO trở lên đã được 137 quốc gia (chiếm 90% nền kinh tế toàn cầu) nhất trí và dự kiến áp dụng vào năm 2023. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với các nền kinh tế nhỏ, vốn thường thu hút các công ty quốc tế thông qua mức thuế thấp hơn.Ông Thành đặt vấn đề, điều gì sẽ xảy ra nếu các nước cung cấp quá nhiều ưu đãi thuế hoặc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống dưới mức thuế tối thiểu toàn cầu. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng trở nên trầm trọng, Việt Nam nói riêng và các quốc gia ASEAN nói chung, có nên tiếp tục kéo dài hoặc bổ sung các ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Các chính sách thuế trong thời gian tới cần thay đổi để cải thiện nguồn thu của Chính phủ. Trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2030 (ban hành năm 2022), Chính phủ sẽ tiến hành rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, cần đẩy nhanh quá trình thực hiện chiến lược này để có thể giúp cho việc cải thiện nguồn thu của Chính phủ.
PGS.TS.Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; đồng Chuyên gia Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho hay, về chính sách tài khóa, mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính bền vững của nợ công; ổn định quy mô nợ công theo khả năng thu thuế; kiểm soát nghĩa vụ nợ/thu ngân sách; cải thiện cơ cấu chi ngân sách theo hướng giảm tiêu dùng tăng chi đầu tư phát triển; thu ngân sách Nhà nước cần giảm dựa vào các nguồn thu kém bền vững, tránh phát sinh những loại phí – lệ phí mới; chính sách tài khóa nên theo hướng nghịch chu kỳ, tạo đệm tài khóa trong thời kỳ khó khăn.
Riêng về chính sách tiền tệ, ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm; tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; chính sách tiền tệ phải được thực hiện theo quy tắc, minh bạch dễ dự đoán; tránh chuyển từ thái cực này sang thái cực khác một cách đột ngột. tăng cường các chính sách cẩn trận trọng kinh tế vĩ mô. Do đó, nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, đồng thời, loại bỏ các can thiệp hành chính./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- thuế
- tài chính
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhiều chính sách thuế và hải quan đã phát huy hiệu quả
20:54' - 22/11/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn khẳng định Chính phủ đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp với quy mô rộng khắp cả nước trong năm 2022.
-
Tài chính
Đã có 39 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam
12:22' - 22/11/2022
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa công bố danh sách 39 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử (https://etaxvn.gdt.gov.vn/nccnn/Reques).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
21:20' - 21/11/2022
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành đề nghị có ý kiến dự án nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và mỡ nhờn áp dụng cho năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách