Thực hiện cam kết xanh chỉ nỗ lực hay quyết tâm chính trị là vẫn chưa đủ
Tuy nhiên, để thực hiện được các cam kết quốc tế cũng như triển khai hiệu quả các chủ trương lớn về phát triển bền vững, chỉ có nỗ lực hay quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ; mà cần sự thấu hiểu, ủng hộ và chung tay rộng rãi của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương và các tổ chức quốc tế.
Đó là quan điểm của Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2023, với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”, do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 15/9. Sự kiện có sự tham gia của hơn 1.200 đại biểu đến từ các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế.
Cơ hội hoàn thiện mô hình tăng trưởng xanh
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Việt Nam ủng hộ và luôn đồng hành cùng Liên Hiệp quốc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về Tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm phát thải, xanh hóa các lĩnh vực kinh tế và phát triển có tính bao trùm; Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn cũng đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho rằng, để thực hiện được các cam kết quốc tế cũng như triển khai hiệu quả các chủ trương lớn về phát triển bền vững, chỉ có nỗ lực hay quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ. Vấn đề này cần sự thấu hiểu, ủng hộ và chung tay rộng rãi của người dân, sự sáng tạo và tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và địa phương, tính đồng bộ và hiệu quả của chính sách; đồng thời còn cần huy động một nguồn lực to lớn từ xã hội và các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng đánh giá cao chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2023. “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không” là một chủ đề rất thiết thực và ý nghĩa, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững hiện nay trên thế giới.
“Tp. Hồ Chí Minh là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, Tp. Hồ Chí Minh cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất (57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước), về cơ bản nền kinh tế của thành phố chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và chưa được xanh hóa; bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ song còn nhiều vấn đề đặt ra, nhiều việc phải làm tích cực hơn”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, diễn đàn là cơ hội trao đổi, học hỏi cùng tiến tới nhận thức chung để hành động. Để hiện thực hóa cam kết, diễn đàn cần tập trung 3 vấn đề chính như: tận dụng cơ hội để trao đổi, học hỏi cùng tiến tới nhận thức chung để hành động; cơ hội kết nối và hợp tác về tài chính, nhân lực và đặc biệt là công nghệ; tiếp nối các hành động sau diễn đàn; trong đó, hành động đòi hỏi một sự tương tác, phối hợp ở nhiều mức độ, cấp độ từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân.
Với tinh thần đó, lãnh đạo Chính phủ đề nghị các bộ, ngành liên quan lắng nghe, trao đổi về các ý kiến từ các bài học kinh nghiệm, đề xuất của doanh nghiệp, từ đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, các tiêu chí xanh, các mô hình thử nghiệm. Trong đó, với đặc thù về đô thị, quy mô dân số, tính năng động của nền kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh là nơi thử nghiệm rất tốt các chính sách thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh có Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù.
Về Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương, cần phát huy tinh thần chủ động trong việc triển khai thực thi hiệu quả các chủ trương, chính sách và chiến lược từ Trung ương. Với các nội dung phong phú từ diễn đàn, các địa phương cần tham khảo để xây dựng định hướng hay chiến lược phát triển kinh tế xanh phù hợp, xác định rõ lợi thế và các ngành/lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, nguồn lực triển khai và huy động các doanh nghiệp và người dân.
Về các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt nhất để nhận thức lại mô hình kinh doanh truyền thống, tiếp cận với các cơ hội kinh doanh mới, mạnh dạn liên kết hợp tác và huy động nguồn lực để từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh và hướng đến hiệu quả về lâu dài. Sự chậm trễ chuyển đổi sẽ khiến doanh nghiệp tụt hậu xa hơn trong việc đáp ứng nhu cầu khác nhau về tăng trưởng xanh đã và đang ngày càng phổ biến trên thế giới và ngay tại thị trường nội địa.
“Nhận thức người dân đóng vai trò quyết định. Diễn đàn đã làm rất tốt truyền thông, nhưng sau diễn đàn cần tiếp tục chuyển tải các thông tin chi tiết hơn, dễ hiểu hơn, phù hợp với đa số quần chúng để tạo sự chuyển biến thực sự về ý thức tiêu dùng xanh, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiến tới một nền kinh tế xanh, kinh tế bền vững trong tương lai không xa”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai các giải pháp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay hành trình tăng trưởng xanh, hướng tới giảm phát thải ròng bằng không. Và Diễn đàn Kinh tế năm 2023 là một minh chứng thể hiện nỗ lực của Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi xanh trong thời gian tới.
Theo Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Tp. Hồ Chí Minh cùng nhiều đô thị khác trên thế giới đã chứng kiến rõ ràng những tác động của biến đổi khí hậu, cùng với những bất cập cần phải giải quyết. Điều này thúc giục các bên cần có sự gắn kết chặt chẽ, hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa.
“Tp. Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu. Do vậy, thành phố đã chuyển hướng, kiến tạo một hành trình mới, hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn cho tương lai bền vững. Theo đó, Thành phố đang khẩn trương hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, nhằm xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành đô thị văn minh, hiện đại nghĩa tình, là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, du khách”, ông Nguyễn Văn Nên cho biết.
Cụ thể, Khung chiến lược xác định người dân là trung tâm của chuyển đổi số, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột. Đó là phát triển nguồn lực xanh, xây dựng hạ tầng xanh, phát triển hành vi xanh, xác định ngành và lĩnh vực tiên phong. Sau diễn đàn, thành phố sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện khung chiến lược và triển khai khung hành động với nhiệm vụ, mốc thời gian cụ thể.
Lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh cho biết, diễn đàn là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa nội dung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã ký 26/6/2023; thảo luận nội dung thành lập trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Tp. Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường hợp tác với các trung tâm cách mạng công nghiệp lần 4 trên thế giới, hỗ trợ giải pháp đột phá cho thành phố phù hợp quốc gia và xu hướng quốc tế. Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm phát thải nhà kính, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên…
Tại diễn đàn, ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nêu ra một số sáng kiến mà WEF đang áp dụng trong mạng lưới của WEF. Đó là các sáng kiến về Thành phố Net-zero – nơi mà Chính phủ và doanh nghiệp hợp tác hướng đến tương lai xanh hơn; sáng kiến về nông nghiệp chính xác, giúp nông dân tiếp tục canh tác bền vững, góp phần xanh hóa kinh tế, với những số liệu ấn tượng về lượng phát thải giảm, tiết kiệm nước sạch từ 5-10% trong khi năng suất tăng 10%....
Theo ông Jeremy Jurgens, mạng lưới của WEF sẽ giúp các quốc gia học tập lẫn nhau để áp dụng công nghệ chuyển đổi một cách có trách nhiệm, để đối mặt với những thách thức về kinh tế; đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với Tp. Hồ Chí Minh để có bước đi vững chắc trên hành trình xanh hóa…
Tại diễn đàn, các ý kiến tập trung chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0; xây dựng hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị như Tp. Hồ Chí Minh…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh lắng nghe 100 CEO hàng đầu hiến kế về tăng trưởng xanh
22:13' - 14/09/2023
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (HEF) năm 2023, với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0” diễn ra từ ngày 13 - 17/9/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh khai mạc Không gian Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh
20:51' - 13/09/2023
Chiều 13/9, UBND Tp Hồ Chí Minh khai mạc Không gian Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh, mở đầu cho chuỗi sự kiện trong chương trình Diễn đàn Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế xanh tạo lập cực tăng trưởng mới
15:12' - 13/09/2023
Tp. Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính của Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.