Thực thi Luật Lâm nghiệp tập trung vào truy xuất nguồn gốc gỗ
Tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 59 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2018) do Tổng cục Lâm nghiệp và Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 28/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nhấn mạnh, thời gian tới ngành lâm nghiệp phải tập trung thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm các quy định pháp luật về lâm nghiệp được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi đến toàn xã hội.
Luật Lâm nghiệp không chỉ là trồng, bảo vệ và phát triển rừng mà còn có cả một ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Triển khai luật này phải tập trung vào việc quản lý rừng bền vững, có truy xuất nguồn gốc gỗ.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tranh thủ tận dụng những cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).
Bên cạnh những kết quả đạt được khá toàn diện của ngành đến thời điểm này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn còn đánh giá cao việc ngành đã kiểm soát rất chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Diện tích rừng được các địa phương đề nghị chuyển đổi sử dụng rất lớn, nhưng ngành lâm nghiệp đã kiểm soát chặt chẽ, tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ chỉ cho phép chuyển đổi trên 1.000 ha. “Nếu như không có sự kiểm soát chặt chẽ thì diện tích được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sẽ rất lớn. Những dự án được phép chuyển đổi là những dự án về an ninh quốc phòng, an sinh xã hội quan trọng. Đây cũng chính là việc góp phần bảo vệ rừng ngày càng bền vững hơn”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh. Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và Chương trình Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và nhiều chính sách quan trọng khác, tài nguyên rừng được phục hồi nhanh. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc liên tục tăng, dự kiến năm 2018 sẽ đạt độ che phủ 41,6%. Trong khi bình quân của thế giới chỉ khoảng 29%. Cùng với đó là việc quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên phạm vi cả nước có những chuyển biến hết sức tích cực. Số vụ vi phạm và diện tích thiệt hại được kiểm soát tốt và có xu hướng giảm dần. Năm 2018, toàn ngành phấn đấu giảm 20% số vụ vi phạm và 30% về diện tích thiệt hại so với năm 2017. Lũy kế 11 tháng năm 2018, cả nước đã phát hiện 11.790 vụ, giảm 3.697 vụ (tương ứng giảm 24%) so với cùng kỳ năm ngoái; diện tích rừng bị thiệt hại là 808 ha, giảm 597 ha (giảm 42%). Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ, trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai. Bình quân hàng năm cả nước trồng khoảng 230.000 ha rừng tập trung; trong đó 90% là rừng sản xuất. Đến tháng 11/2018, cả nước đã trồng gần 203.000 ha, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 95% so với kế hoạch. Năng suất rừng trồng tiếp tục được cải thiện, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã đạt trên 231.000 ha. Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, nhiều hộ gia đình có thu nhập tăng cao từ rừng trồng, có hộ thu nhập từ 150-250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng. Bên cạnh đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là thành công lớn của quá trình tái cơ cấu lâm nghiệp, huy động hiệu quả, bền vững các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp.Đến 20/11/2018 cả nước đã thu được trên 2.800 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 21% so với kế hoạch và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới và số 1 châu Á trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản. Năm 2018, dự kiến xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 9,3 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn còn tồn tại tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; khai thác trái phép rừng để lấy lâm sản, nhất là gỗ quý hiếm; vẫn còn những điểm nóng về phá rừng tự nhiên gây dư luận không tốt trong xã hội. Độ che phủ rừng có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên còn thấp. Giá trị thu nhập rừng trồng phổ biến dưới 10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi. Quy mô sản xuất lâm nghiệp phổ biến còn nhỏ, manh mún; tổ chức liên kết theo chuỗi chưa nhiều, mối liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và thị trường chưa chặt chẽ... nên giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ông Nguyễn Quốc Trị cho biết, ngành lâm nghiệp tiếp tục thực hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp bằng các giải pháp như: ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển giống cây trồng có năng suất cao; phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu và sản phẩm qua chế biến. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng thông qua thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh cải cách hành chính và truyền thông lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành lĩnh vực lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Với Hiệp định VPA-FLEGT, ngành sẽ thể chế hóa các cam kết, nâng cao năng lực cho các bên liên quan để thực thi hiệu quả Hiệp định. Đặc biệt là thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định cho cộng đồng các doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng rừng cũng như toàn xã hội./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hai cán bộ bảo vệ rừng bị chém khi đang làm nhiệm vụ
21:36' - 21/08/2018
Trong khi đoàn tiến hành giải tỏa khu đất bị lấn chiếm, thì gia đình bất hợp tác, dùng lời lẽ khiếm nhã, chửi bới đoàn giải tỏa.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ phá gần 20ha rừng ở Đắk Lắk: Thiếu sự quản lý của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng
11:49' - 19/05/2018
Gần 20ha rừng tại tiểu khu 238, do Ủy ban nhân dân xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) quản lý bị các đối tượng phá trắng, cạo trọc, lấn chiếm đất trong một thời gian dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có điểm gì mới?
19:29' - 17/05/2018
Chiều 17/5, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phá rừng tại xã Quảng Sơn, Đắk Nông: Tạm giữ khẩn cấp phó Trạm Quản lý – Bảo vệ rừng
14:25' - 17/04/2018
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã tạm giữ khẩn cấp đối với ông Đinh Gia Tuấn, Trạm phó Trạm Quản lý - Bảo vệ rừng số 2, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế cửa khẩu
08:26'
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, sáng mai 27/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.