Dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có điểm gì mới?
Thực hiện kế hoạch xây dựng dự thảo các nghị định thi hành Luật Lâm nghiệp, chiều 17/5, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Kiểm lâm đã khẳng định được vị trí, vai trò trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như tổ chức kiểm lâm còn thiếu thống nhất, nhiều nơi trên cùng một địa bàn còn nhiều tổ chức kiểm lâm. Cơ cấu bộ máy tổ chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất… Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhưng tính ổn định chưa cao, không thu hút được lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ…
Để phù hợp với Luật Lâm nghiệp, phù hợp với thực tiễn, việc xây dựng Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng sẽ thay thế Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm và Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có điểm mới là so với Nghị định 119 là đối với các vườn quốc gia, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ có hạt kiểm lâm sẽ thuộc Cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm quản lý để thống nhất đầu mối tổ chức kiểm lâm. Theo ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, để nâng cao trách nhiệm của UBND cấp huyện, đối với các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng do địa phương quản lý nên phân cấp trực thuộc UBND cấp huyện quản lý để bảo vệ rừng hiệu quả. Khi đó chủ tịch UBND xã, huyện phải chịu trách nhiệm chính trong bảo vệ rừng. Từ thực tiễn của mình, ông Nguyễn Hữu Hưng, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên (Lạng Sơn) cho rằng, không thành lập các hạt kiểm lâm trong ban quản lý rừng đặc dụng. Bởi, ban quản lý rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp, do đó việc tồn tại đơn vị quản lý hành chính là không hợp lý; bên cạnh đó để phát huy vai trò của chủ rừng là phải tự bảo vệ, quản lý, phát triển, sử dụng rừng…. Về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, ông Nguyễn Hữu Hưng cũng đồng tình với dự thảo nghị định là không có tổ chức kiểm lâm trong ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Lực lượng này phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở nên và phải trải qua các kỳ thi tuyển viên chức, không áp dụng hợp đồng ngắn hạn… “Phải thay đổi quan điểm, tư tưởng cũ là lực lượng bảo vệ rừng thì cứ hàng ngày đi bắt bớ dẫn đến xung đột với người dân. Lực lượng bảo vệ rừng có nhiều cách để người dân không phá rừng như: tuyên truyền pháp luật, triển khai các chính sách, xây dựng nông thôn mới cùng địa phương, hỗ trợ người dân kỹ thuật sản xuất…”, ông Nguyễn Hữu Hưng góp ý. Tại hội thảo, nhiều địa phương kiến nghị nếu xóa hạt kiểm lâm trong vườn quốc gia, ban quản lý sẽ khó đảm bảo hiệu quả trong quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đã có mô hình ban quản lý không có hạt kiểm lâm nhưng hơn chục năm qua không xảy ra tình trạng vi phạm nào về bảo vệ rừng. Do đó, chắc chắn thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển các mô hình không có hạt kiểm lâm trong các ban quản lý rừng. Với tình hình mới, nhiều đại biểu cho rằng, bản thân kiểm lâm cũng phải thay đổi phương thức quản lý, lãnh đạo để bám dân, bám rừng, vừa làm khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân từ quản lý bảo vệ rừng đến phát triển kinh tế.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm lâm khẳng định vai trò quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
14:41' - 17/05/2018
Ngành lâm nghiệp cả nước đã có nhiều đóng góp quan trọng phát triển kinh tế- xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng 6,57%, nâng độ che phủ của rừng đạt 41,45%, giá trị xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD...
-
Kinh tế & Xã hội
Thu dịch vụ môi trường rừng tăng gần 70%
10:40' - 10/05/2018
Dịch vụ môi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng giảm mạnh
13:42' - 06/05/2018
4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 4.226 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 1.938 vụ (tương ứng giảm 31%) so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.