Thực trạng kinh tế - chính trị Cuba trên con đường hướng tới cải cách (Phần 1)
Theo tạp chí “Brecha” của Uruguay, đây được coi là một bước ngoặt đối với đảo quốc Caribe với hy vọng người điều hành đất nước sẽ giúp Cuba thoát khỏi vòng kiềm tỏa của các luật lệ và hướng tới con đường cải tổ.
Tuy nhiên, trong khi giới chức chính quyền vẫn cam đoan rằng “phiếu bầu thống nhất” mang tính cách mạng thì bên ngoài, các không gian chính thức đã nở rộ ngay trong giới tả khuynh Cuba một cuộc tranh luận ý thức hệ mới và gay gắt về tương lai của đất nước.
Phía sau tín hiệu kinh tế khả quan…
Có thể thấy, trong 6 thập kỷ kể từ ngày Cách mạng Cuba thành công (1-1-1959/2018) đến nay, đặc biệt là sau khi Chủ tịch Cuba Raul Castro triển khai tiến trình cải cách có tên “cập nhật hóa xã hội chủ nghĩa của Cuba” từ lúc lên nắm quyền vào năm 2008, Cuba đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân.Cuba đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong giáo dục, y tế, tuổi thọ và nghiên cứu khoa học và vẫn đang tiếp tục đạt được những thành tựu mới trong những lĩnh vực này. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này đã cải thiện, ở nam giới là 76,50 và ở nữ giới là 80,45.
Trong năm 2017, nền kinh tế Cuba đã đạt tăng trưởng ở mức 1,6%, bất chấp nhiều thách thức và khó khăn lớn về tài chính, cộng với những thiệt hại do cơn bão Irma gây ra và tình trạng hạn hán kéo dài. Trong đó, du lịch, vận tải và viễn thông, nông nghiệp và xây dựng là những ngành đóng góp lớn vào sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Đặc biệt ở lĩnh vực du lịch, trong năm 2017, bất chấp việc chính quyền Mỹ Trump siết chặt các quy định về đi lại, ngành du lịch của Cuba vẫn đón hơn 4,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó số khách đến với khu nghỉ dưỡng biển nổi tiếng Varadero đạt kỷ lục 1,7 triệu lượt. Du lịch hiện là lĩnh vực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho Cuba, với doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Dự kiến năm 2018, Cuba ước đón 5 triệu khách du lịch quốc tế.
Những con số ấn tượng trên đã chứng minh rằng Cuba hoàn toàn có thể tự thích nghi với các khả năng thực tế trong bối cảnh nhiều khó khăn mà đất nước này phải đối mặt, đồng thời khẳng định nền kinh tế đã có những bước tiến năng động. Với những thành tựu đó, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII của Cuba năm nay được coi là một dấu mốc quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Sự kiện chính trị này thể hiện sự nối tiếp, tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm bảo vệ Cách mạng Cuba trong bối cảnh đất nước đang thúc đẩy cập nhật mô hình kinh tế và quan hệ ngoại giao với Mỹ căng thẳng.… là những đợt sóng ngầm âm ỉQuả là những cải cách về kinh tế đã góp phần mang lại tăng trưởng kinh tế tích cực cho Cuba. Tuy nhiên, những lợi ích đó lại không được phân bổ đều, là yếu tố tạo ra căng thẳng và làm xói mòn sự ủng hộ của quần chúng đối với giới lãnh đạo, cũng như sự tham gia của xã hội dân sự vào hệ thống chính trị.Vào ngày được bổ nhiệm làm lãnh đạo lâm thời của Cuba, ông Raúl Castro từng bước ra như một ẩn số đối với đa số đồng bào của mình. Sau gần nửa thế kỷ như “nhân vật số 2” trong Đảng Cộng sản và bộ máy nhà nước, căn bệnh bất ngờ của anh trai ông – Fidel Castro – đã đẩy ông lên cương vị người cầm lái. Vai trò, mà theo chính ngôn từ của ông, được ông tiếp nhận với cam kết “tiếp tục con đường mà Tổng tư lệnh đã vạch ra”. Những tháng đầu tiên trôi qua không có thay đổi nào đáng kể. Nhưng kể từ quý đầu năm 2007, “Đại tướng-Chủ tịch” đã bắt đầu đưa ra câu hỏi trong các bài phát biểu của mình về cái mà ông gọi là “sự nhất trí giả tạo” tại Cuba. Theo nhận định của ông, sự thiếu vắng tranh biện, thảo luận chính thống cũng có hại cho cách mạng như những kẻ thù tồi tệ nhất. Ông từng nói: “Cần phải lắng nghe tất cả với sự tôn trọng, không quan trọng quan điểm của họ có thể khác biệt tới nhường nào”.Đó là bước chuyển hướng bất ngờ trong cơ chế thực hành chính trị tại quốc đảo Caribe này, nhưng ông Raúl Castro đã cương quyết theo đuổi lối hành động này tới Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ 6 vào tháng 4/2011 – Đại hội đầu tiên kể từ năm 1997 – và qua đây giành được quyền lực rộng rãi để bắt đầu tiến hành quá trình được định nghĩa là “cập nhật mô hình kinh tế-xã hội Cuba”, với ý tưởng chính là bỏ lại đằng sau 4 thập kỷ kiểm soát tuyệt đối của nhà nước đối với nền kinh tế. Nhưng cũng từ thời điểm đó, các cuộc thảo luận về “nguyên nhân của sự việc” lại quay vào gói gọn trong “những không gian định sẵn”, nói cách khác là các cuộc họp đảng các cấp và các tổ chức trực thuộc. Đi ra ngoài phạm vi này có thể bị coi là “nhấm nháy với kẻ thù”, hoặc tệ hơn, bị coi là kẻ “bất đồng chính kiến công khai”.Chính trong bối cảnh này, song song với việc “siết chặt hàng ngũ” trong không gian nhà nước, đã nảy nở một cuộc tranh luận ý thức hệ về tương lai của đất nước, nhất là trong một bộ phận giới trí thức. Xét tới mức độ đa dạng về lập trường, cuộc tranh luận này có thể nói là khó có thể tưởng tượng được tại Cuba chỉ cách đây 10 năm. Đề tài trọng tâm của nó bao gồm từ kinh tế cho tới những yếu tố nội bộ của hệ thống chính trị, với nền tảng thực tiễn là sự mở rộng ngày càng nhanh của các cơ chế xã hội mang đặc thù tư bản chủ nghĩa với tác động đặc biệt lớn trong giới trẻ.Nicanor, một bộ phim ngắn giả tưởng nổi tiếng của Cuba, đã phản ánh dưới góc độ hài hước cuộc tranh luận chính trị tại quốc đảo này khi đặt bối cảnh câu chuyện trong một nhà vệ sinh vào thời điểm nghỉ giải lao của một cuộc họp. Tại đây, nhiều nhân vật trong phim đã ra vào để chúc mừng hay hỏi han nhân vật chính, hay đơn giản là giải thích vì sao mình vắng mặt trong một cuộc bỏ phiếu. Không ai trong số họ muốn trình bày những ý kiến thật sự của mình trong “không gian định sẵn” cho việc đó.Cũng xin nói rõ rằng trong 42 năm lịch sử hội họp của Quốc hội Cuba, mới chỉ có duy nhất một cuộc bỏ phiếu không đạt tỷ lệ nhất trí tuyệt đối của hơn 600 đại biểu. Mặc dù trên phương diện chính thức, Hiến pháp Cuba cho phép mọi công dân được quyền nêu ý kiến và khiếu nại đối với các quan chức chính quyền, nhưng “tự đánh dấu” như một kẻ chỉ trích không phải là việc làm khôn ngoan tại một đất nước mà khả năng kiếm việc làm nhà nước của mỗi cá nhân, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, từ nhà trẻ tới khám chữa bệnh, đều phụ thuộc vào những “chấp thuận” về hành vi ứng xử chính trị-xã hội của cá nhân đó. Mặc dù việc tiếp cận Internet tại Cuba là không hề rẻ hay dễ dàng, nhưng trong vài năm qua “mạng của các mạng” đã có sự lan tỏa đáng kể và thông qua đây, một bộ phận lớn trí thức Cuba trong và ngoài nước có thể trao đổi ý tưởng được với nhau.- Từ khóa :
- cuba
- kinh tế cuba
- cải cách kinh tế
- bầu cử quốc hội cuba
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cuba - Thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển
19:01' - 27/03/2018
Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1960, hơn 67 năm qua mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Cuba ngày càng chặt chẽ với những kết quả đáng ghi nhận.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba trước cơ hội được cắt giảm nợ đáng kể
06:04' - 07/03/2018
Nhóm doanh nghiệp nước ngoài là chủ nợ thương mại của Cuba, được gọi tắt là Câu lạc bộ London, đã đưa ra một đề nghị đảo nợ đối với La Habana vào cuối tháng 1, bao gồm một “khoản giảm rất đáng kể”.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một bước lùi mới trong quan hệ Mỹ-Cuba
15:01' - 03/03/2018
Theo quy định của luật pháp Mỹ, Bộ Ngoại giao phải quyết định có gửi các nhà ngoại giao trở lại 6 tháng sau khi ra lệnh cho họ rời đi hay không, và hạn chót cho quyết định đó là cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí vào Venezuela
06:00' - 19/02/2018
Cuba đã bắt đầu tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc tuyệt đối vào đồng minh chiến lược Venezuela và đã mua lại 49% phần sở hữu của Venezuela tại nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước, nằm tại miền Trung Cuba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.