Thước đo cho giá trị rừng ven biển
Đặc biệt, khi Việt Nam đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Những ngày tháng 9, con nước ở các vùng ven biển ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh sẽ xuống vào chiều tối và lên trở lại vào sáng hôm sau. Những người tham gia trồng rừng như anh Phạm Quốc Hải, thôn 6, xã Hải Tiến sẽ chủ yếu đi trồng rừng vào buổi tối đêm hoặc tranh thủ rạng sáng.
Với đặc điểm của con nước, thời tiết, khí hậu, anh Hải cho biết, đây cũng có thể coi là tháng trồng rừng cuối cùng của năm. Tháng này năng suất trồng cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với các tháng trước đó.
Nhưng anh Hải và bà con trong nhóm cộng đồng được tham gia trồng rừng của dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển rất hăng hái, tích cực đêm hôm đi trồng rừng để đảm bảo tiến độ.
Theo anh Hải, nếu không tham gia trồng rừng, đa phần bà con chỉ biết đi biển, đào sá sùng…. Nhưng nguồn lợi hải sản ngày càng khó khăn, hiệu quả của bà con không cao. Được đi trồng rừng, thu nhập của bà con cao hơn nhiều nên ai cũng rất phấn khởi, hăng hái tham gia. Trồng rừng, bảo vệ rừng tốt, sau này rừng còn tạo ra hải sản cho bà con khai thác.
Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong nhiều dự án đang triển khai trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ven biển.
Ông Phạm Hồng Vích – Phó Trưởng ban Ban quản lý các dự án lâm nghiệp cho biết, đến nay dự án đã trồng và phục hồi gần 4.000 ha rừng cùng 37.000 ha được chi trả khoán quản lý bảo vệ đã góp phần tạo các dải rừng phòng hộ ven biển cho 8 tỉnh, thành. Qua đó, góp phần hỗ trợ địa phương và người dân tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.
Phân theo hệ sinh thái rừng, cấu trúc của rừng ngập mặn có ít loài cây, nhưng giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại là rất lớn cho con người và xã hội. Đó là bảo vệ bờ biển, giảm thiểu những tác hại do sóng biển gây ra; hấp thụ và lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính.
Theo Cục Lâm nghiệp, trên thế giới, giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với nuôi trồng thủy sản hàng năm được hỗ trợ bởi rừng ngập mặn từ 750 - 16.750 USD/ha và điều này cho thấy, giá trị hỗ trợ tiềm năng của rừng ngập mặn. Tại Malaysia, dịch vụ bảo vệ nguồn nước của rừng ngập mặn từ 845 - 1.022 USD/ha/năm.
Đánh giá khoa học khẳng định: Trong số các loại rừng, rừng ngập mặn có khả năng tích trữ khí carbon tốt nhất. Loại rừng này có thể hấp thụ lượng carbon nhiều gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới truyền thống trên đất liền. Do đó, việc bảo vệ, phát triển và mở rộng rừng ven biển; trong đó, có rừng ngập mặn là rất cần thiết, đặc biệt khi Việt Nam đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Cục Lâm nghiệp, Việt Nam có 14,79 triệu ha rừng. Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển có 276.000 ha. Theo ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng ven biển chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích rừng quốc gia nhưng loại rừng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ bờ biển và sinh kế của người dân.
Với vai trò rất lớn của loại rừng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-TTg về Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2020. Tiếp nối những thành công cũng như khắc phục những hạn chế qua thực hiện đề án trong giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030.
Ông Triệu Văn Lực cũng cho biết, đề án đã thu hút được sự quan tâm các tổ chức quốc tế đầu tư, hỗ trợ phát rừng ven biển với nhiều dự án. Giai đoạn mới, dù mới triển khai nhưng đến nay đề án đã trồng mới được trên 2.800 ha trong tổng số 20.000 ha kế hoạch. Cùng với đó, các địa phương cũng trồng bổ sung phục hồi và làm giàu rừng đạt gần 4.500 ha trong số 15.000 ha.
Nếu so sánh với trồng rừng trên đất liền thì phát triển rừng ven biển có thêm những khó khăn riêng. Đây là khu vực chịu tác động mạnh của thiên tai, triều cường và nước biển dâng gây xói lở bờ biển, cửa sông gây mất rừng và khó khăn trong trồng rừng. Nhiều hiện trường trồng rừng ngày càng khó khăn do bãi bồi ngập nước sâu, khó gây bồi tạo bãi để trồng cũng như đất hoang hóa từ nuôi trồng thủy sản…
"Bên cạnh đó, đất quy hoạch rừng ven biển thường xuyên biến động do nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy hoạch cho trồng rừng ven biển sang mục đích khác, xâm lấn đất rừng để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản... đã ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả trồng rừng ven biển", ông Triệu Văn Lực cho hay.
Ngoài trồng rừng, các chương trình, dự án cũng có sự đầu tư vào công trình bảo vệ bờ biển, hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng như: tu bổ đê, kè, xây dựng tường mềm chắn sóng, giữ bùn để gây bồi, tạo bãi trồng rừng…
Để người dân ven biển có thể phát triển kinh tế cùng với bảo vệ và phát triển rừng đã có một số mô hình phát triển sinh kế dựa trên các hình thức đồng quản lý rừng được thực hiện tại Đồng Rui (Quảng Ninh), Xuân Thủy (Nam Định); Hải Lăng (Quảng Trị), Âu Thọ B (Sóc Trăng)... Cùng với đó là các mô hình nông lâm ngư kết hợp trồng sen, nuôi ong, nuôi gà, vịt biển, tôm, cua, cá…
Ông Triệu Văn Lực cho biết, bên cạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan tới rừng ven biển, ngành lâm nghiệp đẩy mạnh xây dựng, phát triển, nâng cao giá trị của các mô hình kinh tế trong rừng ven biển, đảm bảo sinh kế cho người dân. Đồng thời, thu hút hơn nữa nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực quốc tế để bảo vệ, phát triển rừng ven biển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận thông tin về phương án trồng rừng thay thế khi làm hồ thủy lợi Ka Pét
18:22' - 04/09/2023
Trước thông tin trái chiều về việc phải phá hàng trăm ha rừng để làm hồ thủy lợi, chiều 4/9, tỉnh Bình Thuận có thông tin cụ thể về vấn đề này.
-
Kinh tế & Xã hội
Vì sao có đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trồng rừng ven biển?
14:54' - 31/08/2023
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang kiến nghị Chính phủ điều chỉnh dự án FMCR từ mức đầu tư ban đầu 195 triệu USD xuống 95 triệu USD do giảm diện tích trồng rừng và một số công trình hạ tầng.
-
Kinh tế & Xã hội
Yên Bái trồng rừng mới đạt hơn 92% kế hoạch
09:40' - 06/07/2023
Năm 2023, tỉnh Yên Bái có kế hoạch trồng mới 15.500 ha rừng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã trồng được 14.308 ha, đạt 92,3%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tính toán cụ thể phương án trồng rừng thay thế tại Dự án Hồ chứa nước Ka Pét
13:15' - 30/05/2023
Sáng 30/5, Quốc hội thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế và pháp luật
Phó Bí thư Đảng ủy xã giả chữ ký nhận tiền trồng rừng
15:51' - 16/05/2023
Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) công bố Quyết định thi hành kỷ luật Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng nhẹ
20:23'
Ngày 29/11, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 trên địa bàn Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức về hạ tầng trong đón đầu dịch chuyển chuỗi cung ứng
20:21'
Theo ông Nguyễn Công Luân, Phó Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh), hoạt động logistics Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn ANZ
20:01'
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng, ANZ Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang khởi công gói thầu số 2 - Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
19:45'
Dự án đường bộ Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang (Dự án thành phần 3) có điểm đầu tại ấp Trường Lợi, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2045, Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
18:51'
Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa tìm được kịch bản phù hợp cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
18:26'
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện, quá đó tối ưu Đề án trước khi báo cáo Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn dự án đường sắt. .
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang phân bổ gần 17.700 tỷ đồng cho 69 dự án giao thông
18:13'
UBND tỉnh An Giang cho biết: Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã phân bổ nguồn vốn đầu tư công cho 69 dự án hạ tầng giao thông với số tiền gần 17.700 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật hóa hoạt động cấp, thoát nước có giúp đô thị thoát "ngập"
17:45'
“Phố hóa thành sông” ở đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… diễn ra phổ biến khi mưa lớn kéo dài. Luật hóa hoạt động cấp, thoát nước được kỳ vọng sẽ giúp đô thị thoát "ngập".
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1/2024 sẽ khai thác mỏ cát phục vụ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
17:33'
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng - Cần Thơ giai đoạn I được khởi công ngày 17/6/2023, có tổng chiều dài 188,2 km đi qua 4 tỉnh, thành: An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.