Vì sao có đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trồng rừng ven biển?
Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện từ năm 2017 đến 31/12/2023. Nhưng với nhiều nguyên nhân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kiến nghị Chính phủ điều chỉnh dự án từ mức đầu tư ban đầu là 195 triệu USD xuống 95 triệu USD do giảm diện tích trồng rừng và một số công trình hạ tầng.
Theo Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án FMCR được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/4/2017, nhưng do các thủ tục điều chỉnh, đàm phán ký kết hiệp định vay vốn đến tháng 12/2019 dự án mới được giao vốn. Tuy nhiên, năm 2020, năm 2021, bão lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung và đại dịch COVID-19 nên dự án không thể triển khai. Bởi vậy, dự án thực sự chỉ bắt đầu triển khai từ đầu năm 2022 đến nay (gần 20 tháng). Bên cạnh đó, sau khi tiến hành rà soát diện tích đất tham gia thực hiện dự án được UBND các tỉnh cam kết từ năm 2016, kết quả là diện tích đất tham gia dự án bị suy giảm. Cụ thể, quỹ đất tham gia dự án bị suy giảm từ 69.000 ha xuống gần 42.000 ha.Nguyên nhân do thời gian thực hiện dự án chậm 4 năm nên hiện trường trồng rừng có nhiều thay đổi so với cam kết ban đầu. Các địa phương đã điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng hoặc đã bố trí nguồn vốn khác để thực hiện một phần diện tích đã quy hoạch cam kết cho dự án. Do một phần diện tích được quy hoạch cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thêm nữa là thời gian đóng khoản vay vào 31/12/2023 nên một phần diện tích có lập địa khó khăn phải sử dụng các giải pháp thi công như gây bồi tạo bãi, cải tạo thể nền... bị loại bỏ do không còn đủ thời gian để thực hiện. Ngoài ra, quy trình và quá trình phê duyệt các hoạt động của dự án cũng mất nhiều thời gian do phải tuân thủ quy trình chặt chẽ của cả phía WB và Chính phủ. Đặc biệt là tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội theo quy định của WB...Với thời gian chính thức thực hiện dự án, ông Phạm Hồng Vích – Phó Trưởng ban Ban quản lý các dự án lâm nghiệp cho biết, dự án đã đóng góp gần 4.000 ha rừng phòng hộ ven biển cho đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định 1662/QĐ-TTg.
Với 4.000 ha đã được trồng và phục hồi cùng 37.000 ha được chi trả khoán quản lý bảo vệ sẽ góp phần tạo các dải rừng phòng hộ ven biển cho các tỉnh thành nhằm bảo vệ các công trình, tài sản và cơ sở hạ tầng dân sinh nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.Dự án cũng đã đầu tư 23 công trình bảo vệ rừng chủ yếu là nâng cấp đường lâm nghiệp phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn 8 tỉnh. Đồng thời, cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho 25.000 hộ hưởng lợi từ dự án. Dự án cũng hỗ trợ trực tiếp 27 hợp tác xã thông qua các đầu tư công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm tăng giá trị sản phẩm nâng cao thu nhập cho các xã viên. Điển hình như mô hình sản xuất cây sen theo hướng hữu cơ tại xã Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị... Dự án cũng đóng góp cho ngành giao thông, thủy lợi, chương trình nông thôn mới thông qua tập trung nâng cấp các công trình đường giao thông nông thôn, hệ thống đê kè trên địa bàn dự án với trên 90 gói cơ sở hạ tầng.Ông Phạm Hồng Vích cũng cho biết, mặc dù diện tích trồng, phục hồi và bảo vệ rừng bị giảm so với thiết kế ban đầu nhưng không làm thay đổi mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh vùng dự án. Điều này nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.Bởi, diện tích còn lại của dự án được trải dài tại các xã vùng ven biển và toàn bộ diện tích này là diện tích rừng phòng hộ ven biển. Một phần diện tích bị cắt giảm của dự án FMCR đã được một số dự án lâm nghiệp khác của các địa phương trồng mới, trồng phục hồi và quản lý bảo vệ.Bên cạnh đó, việc cắt giảm các khối lượng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của dự án. Khối lượng cắt giảm cũng tương ứng với số vốn mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị cắt giảm cho dự án. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể của dự án cần được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, kết quả và tính khả thi sau điều chỉnh dự án. Dự án sẽ góp phần quản lý bảo vệ và duy trì bền vững gần 42.000 ha rừng phòng hộ ven biển nhằm đóng góp quan trọng cho mục tiêu tăng cường tính chống chịu vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, đóng góp cho Chương trình giảm phát thải Bắc Trung bộ, dự kiến khoảng 18% kết quả giảm phát thải cho chương trình này và Đề án Phát triển rừng ven biển, ông Vích cho biết.Dự án FMCR có mục tiêu tổng thể là cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh vùng dự án nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Dự án được thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Dự án đầu tư chính vào: trồng rừng, phục hồi và quản lý bảo vệ rừng; xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ trồng và quản lý bảo vệ rừng như: gây bồi, tạo bãi, đường tuần tra bảo vệ và phòng cháy chữa cháy…; nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiếp thị hàng hoá; đầu tư công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Yên Bái trồng rừng mới đạt hơn 92% kế hoạch
09:40' - 06/07/2023
Năm 2023, tỉnh Yên Bái có kế hoạch trồng mới 15.500 ha rừng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã trồng được 14.308 ha, đạt 92,3%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tính toán cụ thể phương án trồng rừng thay thế tại Dự án Hồ chứa nước Ka Pét
13:15' - 30/05/2023
Sáng 30/5, Quốc hội thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi động trồng rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng
20:09' - 07/02/2023
Trồng rừng vùng ven biển tại hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định góp phần vào phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải, tạo thu nhập cho người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ
11:03'
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 8h ngày 14/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 345 người chết, mất tích.
-
Kinh tế & Xã hội
Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào 10h ngày 14/9
08:48'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6831/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h ngày 14/9.
-
Kinh tế & Xã hội
Đã tìm được 51 thi thể nạn nhân bão lụt tại Nguyên Bình (Cao Bằng)
08:39'
Ngày 13/9/2024, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thêm 6 nạn nhân mất tích trong các vụ sạt lở, mất tích ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
-
Kinh tế & Xã hội
Busan là lựa chọn của nhiều du khách nước ngoài tới Hàn Quốc
08:10'
Những điểm đến phổ biến nhất của du khách là các thành phố Busan, Daegu và Gyeongju, trong đó gần 62% số du khách lựa chọn Busan.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 14/9/2024
06:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 14/9, sáng mai 15/9, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc ủng hộ 10.000 đồng: Nam sinh viên chuyển khoản chủ động liên hệ, xin lỗi
21:55' - 13/09/2024
Nam sinh viên đã xin lỗi toàn thể các nghệ sỹ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và cho biết không nghĩ đến hậu quả mà mình gây ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tác nghiệp ở các vùng bão lũ
21:09' - 13/09/2024
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã không quản nguy hiểm có mặt tại các điển nóng để đưa thông tin ảnh về bão, lũ, sạt lở, cứu hộ, cứu nạn, công tác khắc phục hậu quả, thăm hỏi, ủng hộ người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Yên Bái: Quốc lộ 70 đã cơ bản thông xe bước 1
20:56' - 13/09/2024
Chiều 13/9, tuyến Quốc lộ 70 đã cơ bản thông xe bước 1, giải quyết ách tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện đi qua tuyến đường.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai: Còn 251 thôn ở 38 xã bị chia cắt giao thông, khó tiếp cận
20:03' - 13/09/2024
Đến sáng 13/9 trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn 251 thôn/38 xã bị chia cắt giao thông, khó tiếp cận được với bên ngoài do sạt lở, ngập nước.