Thương hiệu tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp tăng trưởng
Đối với mỗi doanh nghiệp, quá trình sản xuất, kinh doanh và thương mại đều gắn bó mật thiết với hoạt động xây dựng thương hiệu. Kết quả được đong đếm cụ thể bằng sự tăng trưởng và doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, không thuần túy là logo hay chạy chiến dịch truyền thông.
Theo các chuyên gia về marketing, khi doanh nghiệp đã bắt đầu có khách hàng, doanh thu ổn định là lúc cần tính tới việc xây dựng chiến lược thương hiệu và marketing. Từ đó, hướng tới tạo vị thế vững chắc và lưu giữ hình ảnh đại diện của doanh nghiệp trong cảm xúc, trong tâm trí của khách hàng. Đỉnh cao của việc xây dựng thương hiệu là làm sao cho khách hàng luôn ghi nhớ trong tiềm thức. Khi khách hàng đã ghi nhớ, họ sẵn sàng bỏ qua những yếu tố lý tính, tìm đến thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng lại là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm. Một thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị đồng thời truyền tải tới khách những thông tin giá trị cho từng sản phẩm của doanh nghiệp.Lý thuyết này có thể thấy rõ trong câu chuyện của Vinamilk, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing Vinamilk cho biết, theo báo cáo Brand Footprint – Kantar WordPanel, năm 2021, Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng “Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất” của ngành sữa và sản phẩm từ sữa. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp, Vinamilk được vinh danh tại vị trí này. 10 năm với một doanh nghiệp không quá dài, nhưng để giữ vững vị trí số một trong lòng người tiêu dùng suốt thập kỷ không phải là chuyện đơn giản.
Có thể nói, cứ 10 gia đình Việt thì có 9 nhà sử dụng ít nhất một sản phẩm Vinamilk. Nhiều dòng sản phẩm đã quen thuộc với bao nhiều thế hệ người Việt như sữa đặc Ông Thọ, sữa chua, sữa tươi Vinamilk. Đó là những thành công, niềm tự hào lớn nhất của Vinamilk.Việc thay đổi sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ hương vị của sữa đặc Ông Thọ khá đặc trưng và được yêu thích nên Vinamilk vẫn trung thành với công thức vốn có, quen thuộc nhưng cũng vẫn có đổi mới với bao bì hiện đại hơn và ra mắt thêm dòng mới đáp ứng nhu cầu pha chế, làm bánh… Đối với những sản phẩm như sữa chua, kem, nước trái cây… đặc trưng là tệp khách hàng trẻ hơn nên nhu cầu thay đổi luôn hiện hữu. Để thành công, nhà sản xuất buộc phải đón dòng chảy của nhu cầu, làm mới sản phẩm. Đây là lý do mà Vinamilk dành nhiều ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm sáng tạo thêm nhiều công thức, công nghệ tiên tiến, phát hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng để chủ động cho ra mắt sản phẩm mới. Ông Trí chia sẻ thêm, cách đây hơn 10 năm, người Việt hầu hết ưa chuộng sử dụng các sản phẩm sữa bột công thức nước ngoài, ngoại nhập. Lúc ấy đặt ra bài toán là phải làm sao làm ra được sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, phù hợp thể trạng trẻ em Việt và giá thành hợp lý. Hiện nay, Vinamilk đã có gần như đầy đủ các dòng sản phẩm và ứng dụng nhiều công thức, thành tựu khoa học tiên tiến nhất của thế giới. Những nỗ lực này của Vinamilk đã được người tiêu dùng đón nhận trong nhiều năm qua và sữa bột trẻ em Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam về mặt sản lượng.Khẳng định, thương hiệu - chính là đòn bảy giúp doanh nghiệp đạt tới mức tăng trưởng kỳ vọng, ông Hoàng Danh Hữu, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông trại EDE (sở hữu thương hiệu Miss EDE về socola, cafe, bột cacao nguyên chất) cho hay, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu nông sản đứng Top đầu thế giới, với nhiều sản phẩm như gạo, chè, cafe, hạt tiêu... Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu bán nguyên liệu thô cho nước ngoài còn khâu sản xuất, chế biến gần như rất hiếm có những thương hiệu giá trị.
Chính vì lẽ đó, EDE đã xây dựng doanh nghiệp phát triển theo mô hình chuỗi giá trị từ khâu trồng trọt, chăm sóc, chế biến và phân phối ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất. Thay vì lựa chọn cách thức tự mình làm từ A đến Z thì EDE đã lựa chọn phương thức liên kết với các hộ nông dân thông qua hợp tác xã nông nghiệp. Cách thức này giúp EDE quản lý được mô hình chăm sóc, bảo đảm được sản phẩm theo chất lượng VietGAP. Đặt kỳ vọng vào yếu tố bền vững trong vùng canh tác liên quan đến môi trường, kinh tế của nông dân và với người tiêu dùng nội địa, ông Hữu nhấn mạnh, yếu tố bền vững của mỗi thương hiệu sản phẩm là phải làm cho nguời tiêu dùng nội địa xoá bỏ được tư duy "của ngon đem xuất khẩu, của rẻ đưa người Việt dùng". Từ những nỗ lực phát triển thương hiệu EDE, các sản phẩm của công ty đều được tạo nên từ 100% trái ca cao và cà phê tại các khu vực canh tác cảnh quan đạt tiêu chuẩn canh tác bền vững của quốc tế ngay chính tại Tây Nguyên. Miss EDE đã xây dựng bộ sưu tập socola sắc màu Tây Nguyên với nguyên liệu được lấy từ ca cao trồng tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Miss EDE chủ yếu bán lẻ cho khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài tại Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Tp.Hồ Chí Minh với tốc độ tăng trưởng đạt trên 120%/tháng. Nhưng, từ khi đại dịch xảy đến, việc bán lẻ cho khách du lịch nước ngoài gần như đóng băng hoàn toàn. Hiện nay, đội ngũ Miss EDE đang gia tăng sự hiện diện cho thương hiệu tại các điểm bán lẻ nội địa cao cấp, thương mại điện tử và bán lẻ du lịch nội địa và nỗ lực khắc phục khó khăn về vốn. Bởi, muốn phát triển mạnh tại thị trường tiêu dùng nội địa, nhất là kênh bán lẻ hiện đại, cũng như muốn thúc đẩy thương hiệu và nâng tầm ảnh hưởng, doanh nghiệp cần mạnh về vốn để có thể sẵn sàng các công nợ cho đối tác bán hàng mà vẫn đảm bảo dòng tiền sản xuất – kinh doanh, ông Hữu chia sẻ./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- thương hiệu
- khách hàng
- sản xuất
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thương hiệu quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu
19:12' - 20/04/2022
Năm 2021, giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam tăng trưởng 21,6% càng khẳng định vai trò của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, giúp định vị thương hiệu Việt trên thị trường thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia: Chìa khoá gia tăng giá trị doanh nghiệp và sản phẩm
17:12' - 20/04/2022
Bên cạnh gia tăng về số lượng, tỷ trọng gia tăng về giá trị của các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam cũng tăng đáng kể.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08'
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26'
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56'
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00'
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26'
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.