Thương mại toàn cầu: Bảo hộ “lấn át” tự do giao thương?
Theo các chuyên gia quốc tế, làn sóng bảo hộ thương mại đang nổi lên khá mạnh trong thời gian gần đây với các sự kiện đáng chú ý như Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Vương quốc Anh đang bắt đầu tiến trình rời khởi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, cũng như biện pháp bảo hộ thương mại của một số nước. Điều đáng lo ngại là xu thế này có thể dẫn tới lên các cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của các nước, khu vực và thế giới.
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trỗi dậyTheo Citigroup (Mỹ), chủ nghĩa bảo hộ thương mại bắt đầu xuất hiện trở lại kể từ năm 2012. Từ năm 2013, các biện pháp bảo hộ tiếp tục có dấu hiệu gia tăng khi kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại và ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với thời gian trước đây.
Ngày càng nhiều nước đang quay trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa công nghiệp để thế chân hàng nhập khẩu, thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu. Dự đoán, xu hướng bảo hộ thương mại trong thời gian tới sẽ tiếp diễn mạnh, có thể cản trở hệ thống thương mại toàn cầu cũng như đe dọa kéo dài chiều hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới và có thể làm đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa.Thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế đã dẫn tới xu hướng phản đối tự do hóa thương mại gia tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và châu Âu. Trong thời gian qua, số lượng biện pháp bảo hộ thương mại mà các nền kinh tế lớn thực hiện ngày càng tăng lên.Theo các nhà phân tích, Tổng thống Mỹ Donald Trump là người có tư tưởng phản đối chủ nghĩa toàn cầu và chủ trương bảo hộ thương mại. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã bỏ qua các nguyên tắc đã được Mỹ ký kết trước đó về thương mại tự do, chỉ tập trung chủ yếu vào việc mang lại việc làm cho người dân Mỹ, kêu gọi các doanh nghiệp lớn quay trở lại kinh doanh ở Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc chống lại xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Trong thời gian qua, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đề xuất đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và xem xét lại các hiệp định thương mại khác…Trong khi đó, các nước phương Tây cũng đang lâm vào tình trạng chia rẽ nội bộ sâu sắc về vấn đề toàn cầu hóa và thương mại. Sự thành công của chiến dịch bảo hộ thương mại tại một số nước và ứng cử viên Tổng thống Mỹ đắc cử nhờ chiến dịch bảo hộ thương mại có thể khơi mào cho một xu hướng mới.Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng bảo hộ thương mại sẽ diễn ra trong thời gian tới, các nước sẽ thực thi những biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó có thể dấy lên một cuộc chiến tranh thương mại mới với nhiều hệ quả đáng lo ngại.Hệ quả đáng ngạiQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể khiến kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài. Thực tế, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, đà phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vững chắc. Quay lưng lại với thương mại đồng nghĩa với việc sẽ mất đi một động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới và có thể đe dọa xóa bỏ những nỗ lực tăng trưởng thời gian qua.
Mới đây, các quan chức Mexico cảnh báo những đề xuất của Mỹ tại các cuộc đàm phán lại NAFTA sẽ dẫn tới sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại hơn là tự do thương mại, trong bối cảnh những lo ngại về tương lai của NAFTA đã kéo đồng peso của Mexico giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng qua.Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho rằng chủ trương bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể “phá vỡ” NAFTA - vốn giúp đưa kim ngạch thương mại giữa ba nước đã ký hiệp định lên 1.000 tỷ USD/năm.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu công bố ngày 13/9 của Viện Bertelsmann, có trụ sở tại Guetersloh (Đức), cho thấy các biện pháp bảo hộ mậu dịch do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Theo kịch bản xấu nhất, chính sách “Nước Mỹ trên hết” có thể làm giảm 2,3% (tương đương 415 tỷ USD) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ trong dài hạn.Thậm chí trong kịch bản “nhẹ nhàng” nhất, theo đó Washington chỉ tiến hành đàm phán lại những thỏa thuận nền tảng của NAFTA, thu nhập bình quân đầu người thực tế hàng năm vẫn giảm 0,2%. Canada sẽ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những thay đổi NAFTA, với thu nhập bình quân thực tế thiệt hại 1,5% (730 USD/năm) đối với mỗi người dân. Về tổng thể, GDP của Canada có thể giảm 26 tỷ USD, so với mức giảm 40 tỷ USD đối với Mỹ.Về phần mình, Martin Wansleben, người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK), cho biết nhiều doanh nghiệp của nước này đang bắt đầu chuyển hướng đầu tư ra khỏi nước Anh nhằm đề phòng các rào cản thương mại gia tăng sau Brexit. Ông Martin Wansleben nói rằng các doanh nghiệp lo lắng Brexit sẽ có tác động tiêu cực lớn và có thể khiến nạn quan liêu gia tăng, thêm thời gian chờ đợi và việc kiểm soát biên giới gắt gao hơn, qua đó dẫn đến chi phí cao hơn.Còn trong bài phát biểu tại Hội nghị các thống đốc ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Wyoming (Mỹ) ngày 25/8, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi nhận định kinh tế toàn cầu đang mạnh lên, nhưng các nước cần phối hợp hành động để đẩy lùi xu hướng chống mở cửa thương mại. Người đứng đầu ECB thừa nhận có quan điểm phổ biến là việc hạ các rào cản thương mại làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng.Ông Draghi cảnh báo về mối đe dọa từ sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ khi các nước phát triển đang ngày càng quay lưng với thương mại tự do. Ông cho rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây rủi ro nghiêm trọng đối với năng suất và sức tăng trưởng tiềm năng của kinh tế toàn cầu. Theo ông, cần sự hợp tác đa phương để trấn an những lao động đang lo ngại rằng thương mại tự do đe dọa đến việc làm của họ và các nền kinh tế đã phát triển cần đảm bảo rằng kinh tế thế giới mở sẽ giữ vững được sự công bằng và an toàn cho lực lượng lao động của họ.Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hối thúc Mỹ duy trì các mối quan hệ hợp tác đa phương khi cho rằng xu hướng bảo hộ thương mại trong nước là một nguy cơ đối với sự phát triển thịnh vượng. Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức và chủ chương bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây hoang mang cho các nhà xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.Trong năm 2017, Đức giữ chức Chủ tịch Nhóm 20 nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và bà Merkel mong muốn tận dụng cơ hội này để bảo vệ sự hợp tác đa phương. Phát biểu sau cuộc họp giữa các thành viên cao cấp của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), bà Merkel nói rằng tất cả các quốc gia sẽ giàu có hơn nếu hợp tác với nhau, thay vì tự cô lập mình.- Từ khóa :
- chủ nghĩa bảo hộ
- thương mại
- thế giới
- nafta
- tpp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada gọi mức thuế mà Mỹ áp đặt với máy bay hãng Bombardier là bảo hộ
09:24' - 28/09/2017
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định này của Mỹ, đồng thời tuyên bố ông sẽ tiếp tục đấu tranh vì việc làm của người dân Canada.
-
DN cần biết
Sẽ điều chỉnh giảm mức thu phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp
14:18' - 24/09/2017
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12012/BTC-CST gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị liên quan xin ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 207/2016/TT-BTC.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kêu gọi châu Âu và châu Á chống chủ nghĩa bảo hộ
10:50' - 22/09/2017
Hàn Quốc đã kêu gọi các bộ trưởng kinh tế châu Âu và châu Á chống lại chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời khẳng định tự do thương mại là chìa khóa tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.