Thượng viện Mỹ thông qua biện pháp giúp đẩy lùi các cuộc chiến thương mại
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua một biện pháp giúp Quốc hội Mỹ tái khẳng định quyền hạn của mình về thuế quan trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chiến lược thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.
Trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 80-11, các thượng nghị sĩ đã thông qua giải pháp thương mại không ràng buộc, giúp quốc hội có vai trò lớn hơn về thuế quan được áp dụng vì những lý do an ninh quốc gia, được gọi là Mục 232 của Luật thương mại.
Tỉ lệ phiếu ủng hộ áp đảo cho thấy mối quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump thực hiện trong mấy tháng gần đây đối với Trung Quốc, cũng như các đối tác thương mại khác là Canada, các nước châu Âu và Mexico.
Thượng Nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện gọi đây là một "một bước đi nhỏ” giúp Quốc hội khẳng định lại quyền hợp pháp của mình về các vấn đề thương mại.
Thượng nghị sĩ Pat Toomey bày tỏ hy vọng cuối cùng Quốc hội sẽ xem xét “sự lạm dụng”một phần luật thương mại của chính quyền Tổng thống Trump khi áp thuế không thích hợp đối với thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh và các quốc gia bạn bè thân thiết của Mỹ.
Mặc dù nghị quyết không giải quyết các mức thuế cụ thể, nhưng động thái này được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Trump thông báo sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vào cuối tháng 8 tới.
Trước đó, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump cho rằng người dân Mỹ nên kiên nhẫn với chính sách thuế quan của ông bởi ông đang cố gắng giúp các nông dân Mỹ có được thỏa thuận tốt hơn./.
>> Các nền kinh tế châu Á hợp tác ứng phó với cuộc chiến thuế quan của Mỹ
>> Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.