Thương vụ Facebook thâu tóm Kustomer lại gặp trắc trở
Ngày 2/8, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng điều tra thương vụ Facebook mua lại Kustomer, một công ty khởi nghiệp chuyên về Hệ thống Quản lý khách hàng (CRM) có trụ sỏ tại New York (Mỹ) do lo ngại "gã khổng lồ" mạng xã hội này có thể hạn chế các đối thủ khởi nghiệp của Mỹ sử dụng các nền tảng WhatsApp và Instagram của họ.
Trước đó, cuộc điều tra sơ bộ được khởi động trong tháng Năm vừa qua mới chỉ tập trung vào việc liệu Facebook có thể lạm dụng những dữ liệu của người tiêu dùng của Kustomer để có lợi thế hơn đối thủ trong những chiến dịch quảng cáo riêng của mình.
Trong một thông báo, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết trong quá trình làm việc, các điều tra viên của EU đã phát hiện một vấn đề đáng nghi vấn khác.
Đó là Facebook có thể có khả năng, cũng như động cơ trục lợi để tham gia các chiến lược như “siết nợ” đối với các đối thủ của Kustomer, chẳng hạn như ngăn cản các công ty này sử dụng Facebook trên các kênh nhắn tin hoặc làm giảm quyền truy cập vào các kênh này.
Đây là lý do các cơ quan bảo vệ pháp luật của EU tiến hành “cuộc điều tra mới, chuyên sâu” hơn nhằm xem xét liệu thương vụ thâu tóm trên của Facebokk có gây tổn hại tới tính cạnh tranh trên thị trường đối với việc cung cấp phần mềm CRM hay không.
Phó Chủ tịch EC phụ trách các vấn đề cạnh tranh, Margrethe Vestager, cho biết cơ quan hành pháp này của EU có nhiệm vụ xem xét “những thương vụ mua bán không rõ ràng giữa các công ty, đang xảy ra phổ biến tại một số thị trường hiện nay”.
Bà Vestager nhấn mạnh điều này đặc biệt quan trọng đối mảng kỹ thuật số, lĩnh vực mà Facebook chiếm vị trí hàng đầu trong cả quảng cáo hiển thị hình ảnh trực tuyến cũng như các kênh nhắn tin hàng đầu như WhatsApp, Messenger hoặc Instagram.
Tuyên bố của EC khẳng định mọi chiến lược của Facebook nhằm hạn chế các đối thủ của Kustomer truy cập vào WhatsApp hoặc Instagram đều “có thể làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp phần mềm CRM cũng như thị trường cung cấp dịch vụ và phần mềm CRM hỗ trợ cho khách hàng”.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng các khách hàng là doanh nghiệp phải chịu cảnh giá cao hơn nhưng chất lượng thấp hơn" cho sản phẩm này.
Năm ngoái, Facebook thông báo mua Kustomer, với giá 1 tỷ USD. Việc mua lại một công ty kinh doanh phần mềm như Kustomer là điều bất thường đối với Facebook.
Trước đây, Facebook chủ yếu mua lại các công ty cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, chẳng hạn như công ty Giphy và công ty về trò chơi video trên nền tảng đám mây của Tây Ban Nha PlayGiga./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ngành du lịch Nhật Bản lao đao vì dịch COVID-19 tái bùng phát
10:53' - 03/08/2021
Dịch COVID-19 tái bùng phát tại Nhật Bản đang gây thiệt hại nặng cho ngành du lịch nước này trong bối cảnh nhiều công ty lữ hành kỳ vọng lớn vào sự hồi phục về nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ Hè này.
-
DN cần biết
Indonesia thu hút 1,7 tỷ USD vốn đầu tư vào tổ hợp lọc hóa dầu
06:08' - 03/08/2021
Công ty lọc hóa dầu PT Chandra Asri Petrochemical (CAP) của Indonesia đã thu hút thành công 1,7 tỷ USD vốn đầu tư vào tổ hợp hóa dầu tích hợp có quy mô lớn thứ hai thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.