Thủy sản "tăng tốc" từ TPP
Chuẩn bị cho thủy sản xuất khẩu
Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2015 các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD, giảm gần 15% so với năm 2014, chưa bao giờ xuất khẩu cả 3 mặt hàng chính là tôm, cá tra và cá ngừ đồng loạt giảm. Sự sụt giảm này chính là hồi chuông báo động để Hiệp hội phải nhìn lại và cùng nhau xây dựng chiến lược toàn diện trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành thủy sản quốc tế.
Năm 2016, các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, cộng với việc ký kết hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP lạc quan nhận định, từ trước đến nay, khi Việt Nam chưa tham gia các Hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu.Chẳng hạn, xuất tôm vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu phải làm theo tiêu chuẩn BAP (tiêu chuẩn thực hành thủy sản tốt nhất), ASC (tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản) , MSC CoC (tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý biển) …
Do đó, khi TPP chính thức được hình thành, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Đặc biệt, khi thuế suất sẽ giảm bằng 0% sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn nữa từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Theo ông Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex 2, công ty đã đầu tư cho dây chuyền chế biến, xuất khẩu, áp dụng BAP.Công ty trang bị và mời các đơn vị từ Mỹ như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ( FDA ) sang đánh giá vùng nuôi, con giống, thức ăn và nhà máy chế biến, kiểm soát từ khâu đầu đến cuối. Ông Huy khẳng định, doanh nghiệp của ông đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe của các bạn hàng đến từ Mỹ, Nhật Bản và các thị trường khó tính khác.
Phải nhìn nhận khách quan, thực tế hiện nay ở các tỉnh phía Nam rất ít doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản nắm bắt được đầy đủ thông tin thị trường và có kế hoạch đầu tư, sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu bài bản như Công ty cổ phần Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cadovimex 2. Các ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt VASEP và ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sâu sát hơn trong việc hoàn thiện chính sách phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Trước mắt, cần giải quyết các khó khăn về Chương trình thanh tra cá da trơn (Farm Bill) tại thị trường Mỹ; nhanh chóng trình Chính phủ ban hành Nghị định cá tra thay thế Nghị định số 36/2014/NĐ-CP để tránh gián đoạn xuất khẩu cá tra.Đối với sản xuất tôm, Bộ cần có những giải pháp để hạ giá thành nuôi, tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thấp, tăng chất lượng con giống để có sản lượng ổn định, giá nguyên liệu ổn định.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ông Nguyễn Phước Bửu Huy chia sẻ, để tránh rủi ro cao khi doanh nghiệp chỉ bán hàng cho một thị trường, phía doanh nghiệp cũng phải chuyển hướng sang nhiều thị trường, nhằm chia đều cơ cấu thị trường.
Khi thị trường này có nhiều rào cản, gây khó cho xuất khẩu thì các thị trường khác bình ổn, giúp cho việc xuất khẩu thủy sản không ách tắc. Cách thức này vừa giúp doanh nghiệp linh động trong chế biến, có doanh số, vừa giúp cho nông dân lưu thông hàng hóa mà không bị ép giá, thiếu đầu ra như thời gian vừa qua.
Ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh, chỉ có những rào cản kĩ thuật gây khó khăn trong một thời điểm nào đó, nhưng các doanh nghiệp cũng đã xoay sở để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường tốt.Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam tăng cường vị thế của mình với các quốc gia nhập khẩu, đối trọng cân bằng trong quá trình đàm phán giá bán mà không cần phải nhượng bộ như khoảng thời gian trước đây.
Trong trường hợp có tranh chấp, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng được lợi thế thành viên trong Hiệp định này để tranh chấp công bằng, các thành viên phải tuân thủ các quy tắc đã được sáng lập theo Hiệp định.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương cho biết, bên cạnh việc đầu tư công nghệ cho quy trình chế biến và xuất khẩu, đầu tư để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa cũng là một phần quan trọng trong Hiệp định TPP.Khi sản phẩm trong nước đạt chất lượng cao thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn và hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên trong Hiệp định không thể cạnh tranh với Việt Nam tại sân nhà. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ “mang chuông đi đánh xứ người” mà còn phải chăm sóc thật tốt người tiêu dùng nội địa thì ngành thủy sản mới có thể đứng vững.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Bộ sẽ tiếp tục đồng hành và sát cánh cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước những khó khăn và thách thức của doanh nghiệp khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do và TPP.Bộ cũng đã trình Chính phủ dự thảo cuối cùng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP và đang chờ ban hành. Về chương trình giám sát cá da trơn mà Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa mới công bố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết sẽ để không bị gián đoạn xuất khẩu cá tra tại thị trường nhập khẩu lớn nhất này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng thương mại và kinh tế các nước thành viên TPP: Lễ ký kết là dấu mốc quan trọng
14:27' - 04/02/2016
Sau lễ ký chính thức TPP tại Auckland, New Zealand, Bộ trưởng thương mại và kinh tế các nước thành viên TPP đánh giá lễ ký hiệp định thực sự là một dấu mốc quan trọng
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng thương mại và kinh tế các nước thành viên TPP: Lễ ký kết là dấu mốc quan trọng
14:27' - 04/02/2016
Sau lễ ký chính thức TPP tại Auckland, New Zealand, Bộ trưởng thương mại và kinh tế các nước thành viên TPP đánh giá lễ ký hiệp định thực sự là một dấu mốc quan trọng
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2016, xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tăng trưởng trong khó khăn
20:19' - 26/12/2015
Việc giá trị xuất khẩu giảm gần 15% là hồi chuông báo động để ngành thủy sản Việt Nam phải nhìn lại, cùng nhau xây dựng chiến lược toàn diện trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
-
Thị trường
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
14:26' - 09/09/2015
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7%, tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra triển lãm chuyên ngành thực phẩm, đồ uống
16:29' - 18/04/2025
Vietfood & Beverage - Propack 2025 với sự góp mặt của 1.000 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia, trưng bày tại 1.400 gian hàng tạo nên một sự kiện thương mại đẳng cấp.
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.