Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam
Bài viết dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam hiện có công suất điện Mặt Trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.
Theo tác giả bài viết, với tiềm năng lớn về điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng vào năm 2050, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo. Ngoài ra, có lý do thuyết phục để thành lập các dự án năng lượng gió ở Việt Nam do Việt Nam có nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng 311 GW.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, nếu duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ thăng hạng hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua các quốc gia như Australia và Italy về các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo và sáng tạo.
Cũng theo bài viết, khí hậu và địa hình của Việt Nam khiến năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, có triển vọng đầu tư đáng kể. Nguồn tài nguyên gió rộng lớn của Việt Nam là nhờ vào hình dạng địa lý dài và hẹp của đất nước với hơn 3.000 km đường bờ biển, bao gồm cả đồi và núi.
Theo WB, hơn 39% khu vực ở Việt Nam có tốc độ gió lớn hơn 6 mét/giây (m/s), tương đương công suất 512 GW. Việt Nam có tiềm năng lớn, với 8,6% diện tích đất, nước thích hợp cho các trang trại điện gió lớn.
Bên cạnh đó, Việt Nam gần đây chứng kiến sự tăng trưởng quang điện Mặt Trời (PV) phi thường. Đây được cho là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước khỏi than đá. Công suất điện Mặt Trời của Việt Nam tăng từ 86 MW vào năm 2018 lên khoảng 16.500 MW vào năm 2020.
Do đó, Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện Mặt Trời lớn nhất. Hệ thống điện Mặt Trời cung cấp khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm gần 4% tổng sản lượng. Năng lượng Mặt Trời trên mái nhà sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất năng lượng Mặt Trời của Việt Nam vào năm 2030.
Theo tác giả, với môi trường sản xuất năng lượng Mặt Trời đầy hứa hẹn, các nhà đầu tư quốc tế sẽ khó bỏ qua triển vọng đầu tư sinh lợi như vậy./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025 cắt giảm 13,5% mức tiêu thụ năng lượng
08:19' - 25/01/2022
Trung Quốc hiện là quốc gia có lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới, chiếm 25%. Hồi tháng 6/2015, nước này cam kết sẽ giảm lượng khí thải sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hợp tác thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng
18:39' - 24/01/2022
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững.
-
Hàng hoá
Giá năng lượng tại châu Âu có thể cao kỷ lục
18:10' - 24/01/2022
Theo các bộ trưởng trong Chính phủ Vương quốc Anh, giá năng lượng tại châu Âu, trong đó có Anh có thể cao kỷ lục nếu Nga giảm nguồn cung khí đốt
-
Doanh nghiệp
PTC3 đảm bảo vận hành lưới điện khi phát triển nóng các nguồn năng lượng tái tạo
21:11' - 23/01/2022
PTC3 sẽ thường xuyên kiểm tra, chủ động theo dõi và sớm thông báo với đơn vị điều độ khi tải cao để thay đổi phương thức vận hành, đảm bảo đường dây không bị quá tải
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO
15:35'
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, hấp dẫn
14:27'
Sáng 20/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường việc thực hiện giải ngân đầu tư công
13:23'
Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường thực hiện giải ngân đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu kéo dài Đại lộ Đông Tây tới Long An
13:20'
TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu phương án kéo dài Đại lộ Đông Tây tới tỉnh Long An nhằm kết nối liên vùng, phát huy hiệu quả của tuyến này.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng chính sách thị thực để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
12:58'
Mở rộng chính sách cấp thị thực (visa) là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn, thân thiện và sẵn sàng đón khách quốc tế trong thời đại mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND các cấp
12:57'
Tại giao ban với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã ngày 20/5, các đại biểu thống nhất định hướng của HĐND thành phố về công tác nhân sự đại biểu HĐND khi tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bố trí thêm 150 tỷ đồng tiếp tục thi công dự án Tỉnh lộ 328
10:54'
Ngày 20/5, đại diện Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, dự án Tỉnh lộ 328 qua các xã của huyện Xuyên Mộc đã được bố trí thêm nguồn vốn 150 tỷ đồng và đã được tiếp tục thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đàm phán lần 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng
10:21'
Phiên đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22 tháng 5 năm 2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án giao thông trọng điểm tại Vũng Áng “dở dang” vì vướng mặt bằng
10:20'
Hiện nay tại khu kinh tế Vũng Áng có 2 dự án thi công đường giao thông đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.