Tiền lương thực tế ở Nhật Bản liên tục giảm do biến động giá cả
Ngày 9/5, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) công bố số liệu cho thấy tiền lương thực tế bình quân trong tháng 3 năm nay giảm 2,9%, giảm tháng thứ 12 liên tiếp, chủ yếu do ảnh hưởng của biến động giá cả ở cả trong và ngoài nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, MHLW cho biết tổng tiền lương danh nghĩa bình quân của một lao động trong tháng 3/2023, bao gồm tiền lương cơ bản và tiền làm thêm giờ, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 291.081 yen (tương đương 2.153 USD), đánh dấu mức tăng tháng thứ 15 liên tiếp.
Trong đó, tiền lương đối với lao động phổ thông làm việc toàn thời gian tăng 1,3%, lên mức 380.082 yen (2.811 USD), trong khi tiền lương của lao động bán thời gian tăng 2,1%, lên mức 101.038 yen (747 USD).
Tỷ lệ lao động bán thời gian trên tổng số lao động nói chung đã tăng 0,54 điểm phần trăm, lên mức 31,86%, qua đó kiềm chế mức tăng tiền lương danh nghĩa của người dân ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Tuy nhiên, tiền lương thực tế bình quân đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này lại giảm 2,9% so với cùng kỳ năm nước, ghi nhận mức giảm tháng thứ 12 liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kể từ tài khóa 2014 khi chính phủ quyết định tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%, tiền lương thực tế của người dân Nhật Bản giảm liên tục trong suốt một năm tài chính.
Theo đại diện của MHLW, mặc dù tổng tiền lương danh nghĩa bình quân đang tăng dần nhưng đã không theo kịp mức tăng của vật giá, dẫn đến số tiền lương thực tế mỗi người Nhật Bản được nhận vẫn theo chiều hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để tính tiền lương thực tế tăng 3,8%, mặc dù mức tăng đã chậm lại trong hai tháng liên tiếp kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 1 với 5,1%, nhưng vẫn ở mức cao.
Mặt khác, kết quả khảo sát chi tiêu hộ gia đình do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố trước đó cho thấy các hộ gia đình có từ 2 thành viên trở lên đã chi tiêu trung bình 312.758 yen (2.323 USD) trong tháng 3, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức sụt giảm lớn nhất là chi tiêu cho thực phẩm với nguyên nhân chủ yếu là nhiều hộ gia đình lựa chọn ăn ở nhà hàng nhiều hơn là mua thực phẩm về nấu ăn tại nhà, sau khi các hoạt động kinh tế-xã hội ở Nhật Bản dần bình thường hóa. Bên cạnh đó, chi phí cho giáo dục cũng giảm 16,7% do không phải chi cho con cái tham gia các khóa luyện thi đầu năm học./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản dỡ bỏ toàn bộ khuyến cáo đi lại trên toàn thế giới
09:36' - 09/05/2023
Ngày 8/5, Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ tất cả các khuyến cáo đi lại trên toàn thế giới đối với công dân nước này liên quan đến COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.