Tiếp tục tháo gỡ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều này đang khơi nguồn cho sự đổi mới, là cơ sở để các lực lượng kinh tế tư nhân trước đây bị kìm hãm được bung ra và phát huy toàn diện vai trò của mình. Tuy nhiên, để phát triển lớn mạnh hơn nữa và trở thành “động lực” của nền kinh tế, khu vực này cần được tháo bỏ các rào cản “trói buộc” đang tồn tại hiện nay.
Khơi nguồn
Gặp lại sau hơn 1 năm từ buổi anh được vinh danh là 100 doanh nhân trẻ xuất sắc năm 2016, anh Vương Công Văn, Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo hộ lao động Thiên Bằng vẫn hừng hực khí thế khởi nghiệp của một doanh nhân trẻ dám nghĩ dám làm.
“Đúng là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy doanh nghiệp tư nhân được quan tâm như lúc này. Hơn một năm trước, cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi đã rất hồ hởi bởi Chính phủ đã phát đi thông điệp Chính phủ kiến tạo và hành động. Và đến nay chúng tôi lại càng hồ hởi hơn bởi những thông điệp đó đang dần thành những hành động cụ thể trong tất cả các ngành các cấp”, anh Văn chia sẻ. Anh Văn cũng cho biết, là công ty thường phải nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động, trước đây để có thể nhập một đơn hàng mất nhiều thủ tục và kéo dài hàng tháng trời. Nhưng nay mọi chuyện đã khác, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng đã được giảm bớt, thời gian đã rút ngắn lại một nửa so với trước đây, nhờ đó mà công ty của anh đã giảm được khá nhiều chi phí. Anh Hoàng Anh Tú, Giám đốc công ty TNHH Tú Vân cũng cho biết: “Những người không kinh doanh có thể không cảm nhận được nhưng chúng tôi đã thấy những sự chuyển biến rõ ràng. Sự thay đổi rõ ràng hơn khi nhận thức của các cán bộ công chức đang coi chúng tôi là đối tượng để phục vụ”. Những cảm nhận của doanh nghiệp về sự chuyển biến từ những việc nhỏ nhất như vậy tưởng như đơn giản nhưng lại là cả một quá trình đấu tranh để đổi mới từ nhận thức cho đến hành động của cả hệ thống chính trị. Ngược về quá khứ, kinh tế tư nhân bắt đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm khi chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ Đại hội VI, năm 1986. Và cũng kể từ đó khu vực kinh tế tư nhân đã bắt đầu xuất hiện và dần dần phát triển. Tuy nhiên, phải đến Đại hội XI gần đây, quan điểm phát triển kinh tế tư nhân đã thực sự trở lên cởi mở hơn và được khuyến khích hơn, khi Văn kiện Đại hội XI xác định rõ sự cần thiết hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Tới Đại hội XII, sự phát triển mới về nhận thức của Đảng đối với kinh tế tư nhân tiến thêm một bước khi Đảng chính thức xác nhận: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế”.Điều đó thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau 30 năm đổi mới.
Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 03/6/2017, tại Hội nghị lần thứ 5 lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành một Nghị quyết dành riêng về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 05). Nghị quyết với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Được xác định “là động lực quan trọng của nền kinh tế” với “kim chỉ nam” là các chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong thời gian qua là điều cần được ghi nhận. Các năm qua, Chính phủ đã xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung liên tục trong 6 năm (năm 1999; 2005 và 2014), Nghị quyết 19-NQ/CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao nâng lực cạnh tranh cũng liên tục được bổ sung trong các năm 2014 - 2015 và 2016 - 2017 đã rà soát, bãi bỏ nhiều khoản phí, lệ phí ban hành không đúng quy định. Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 (hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thuế giá trị gia tăng), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp), sửa đổi Luật Phá sản, Luật Hải quan và ban hành, sửa đổi nhiều văn bản pháp quy khác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển… Đặc biệt hơn, một Chính phủ kiến tạo vì doanh nghiệp đang được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động và thực hiện rốt ráo trong suốt thời gian qua.Từ đó, một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật đã được ban hành. Những tồn tại, vướng mắc của nền kinh tế được nhận diện và xử lý. Môi trường đầu tư kinh doanh, niềm tin doanh nghiệp có xu hướng cải thiện rõ nét.
Tinh thần của Thủ tướng đã được các bộ, ngành tích cực vào cuộc. Đặc biệt, chỉ cách đây vài ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tuyên bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý, một quyết định được cho là mạnh mẽ nhất từ trước tới nay để giảm các rào cản cho doanh nghiệp. Tín hiệu đáng mừng này cho thấy cải cách đi từ chính tư duy của các bộ, ngành và điều này cũng thể hiện rõ hơn về triển vọng tăng trưởng của khu vực tư nhân sắp tới, khơi lại niềm tin của doanh nghiệp. Hơn 30 năm qua, từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển cả về lượng và chất.Kinh tế tư nhân từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ, Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân theo đúng nghĩa, một số ít đã trở thành các tập đoàn kinh tế lớn. Quan trọng hơn, từ chỗ xa lánh, coi nhẹ, xã hội đã ngày càng tôn vinh những doanh nhân trên thương trường.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp tới 40% GDP và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực này đang tốt hơn so với các khu vực kinh tế khác. Cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn 1,2 lần so với mức bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực nhà nước. Những thành tựu đó phản ánh khá đầy đủ, toàn diện về thực tiễn vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và khẳng định sự đúng hướng trên con đường phát triển.Tháo dây nhổ neo để ra khỏi bến đỗ
Mặc dù “kim chỉ nam” cho sự phát triển kinh tế tư nhân đã rõ ràng và Chính phủ đã tích cực vào cuộc với quyết tâm cao nhưng hiện vẫn còn nhiều rào cản đang cản trở sự phát triển cho khu vực này. Cụ thể như còn tồn tại rất nhiều các điều kiện kinh doanh hay các giấy phép “con”, giấy phép “cháu”… và những định kiến về kinh tế tư nhân vẫn đang cản trở khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, hiện Việt Nam có hơn 4.000 các điều kiện kinh doanh; trong đó nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế.Tất cả các quy định như vậy đặt ra các rào cản không thể giải thích được và không phù hợp đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Theo thống kê có thể cắt giảm đến hơn 50% các điều kiện không hợp lý và có thể bãi bỏ càng sớm càng tốt các điều kiện này.
Ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế cho rằng, điều doanh nghiệp tư nhân cần nhất hiện nay không phải là hỗ trợ, ưu đãi bao nhiêu mà họ cần một hệ thống pháp luật về kinh doanh minh bạch, công bằng và lành mạnh, một hệ thống thủ tục hành chính đơn giản và thuận tiện. Theo cuộc thăm dò tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam lần thứ 2 (VPSF 2), có 65% các doanh nghiệp lựa chọn thông điệp Chính phủ hành động so với 24% lựa chọn thông điệp liêm chính và 11% chọn thông điệp kiến tạo. Điều này cho thấy doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào sự hành động của Chính phủ. Theo ông Vương Công Văn, Chủ tịch HĐQT Công ty bảo hộ Thiên Bằng, điều cần hơn lúc này là các hành động cụ thể từ cả bộ máy chính quyền, từ chính những cán bộ công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp chứ không chỉ từ thông điệp của Thủ tướng, các Phó thủ tướng hay các Bộ trưởng. “Chúng ta đã nghe nhiều rồi, sự quyết tâm của Chính phủ là rõ ràng nhưng “trên nóng dưới lạnh” thì rất khó để các cải cách đi vào thực tiễn,” ông Văn chia sẻ. Tại diễn đàn VPSF 2, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, mục tiêu kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đòi hỏi nỗ lực hành động rất lớn của các tác nhân liên quan.Chính phủ cam kết sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi.
Bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của Chính phủ với những hành động cụ thể, thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực. Doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh tự mãn, dễ bằng lòng. Theo ông Ngô Văn Điểm, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân tư nhân Việt Nam, trước hết doanh nghiệp cần tự đứng vững trên đôi chân của mình.Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đứng vững trong thị trường và hoạt động theo cơ chế thị trường. Quyền kinh doanh là của mọi người và được Nhà nước bảo hộ nhưng cơ hội chỉ đến với những doanh nghiệp có năng lực biết tận dụng và do thị trường quyết định.
Với sự vào cuộc của Chính phủ và sự nỗ lực của doanh nghiệp, chúng ta tin tưởng rằng mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra phấn đấu nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50 đến 60% GDP là hoàn toàn có thể đạt được. Và để làm được điều này, đúng theo tinh thần khích lệ của Thủ tướng với các doanh nghiệp, xin dẫn lại câu trích dẫn của đại văn hào Mark Twain: "20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây và nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá"./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân
09:44' - 30/09/2017
Sáng 30/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tọa đàm – đối thoại chính sách với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”.
-
Ý kiến và Bình luận
Giải pháp nào để dỡ bỏ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển?
08:23' - 17/09/2017
BNEWS đã phỏng vấn ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các giải pháp để dỡ nút thắt và xóa rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân: Chuyển động để bắt kịp với xu hướng phát triển
15:47' - 31/08/2017
Kinh tế tư nhân đang có sự chuyển biến về quy mô; chất lượng nguồn nhân lực; kinh nghiệm quản lý và quản trị nhân sự… để bắt kịp với xu hướng phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển
13:32' - 23/08/2017
Ngày 23/8, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển”.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển?
13:25' - 23/08/2017
Muốn tăng cường hiệu quả các biện pháp phục vụ doanh nghiệp thì phải bảo đảm thực hiện đầy đủ quy định, nội dung cũng như chỉ đạo của Chính phủ và đúng tiến độ đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.