Tìm giải pháp đổi mới thể chế kinh tế trong thời kỳ hội nhập
Tại diễn đàn, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã trao đổi về những thời cơ, thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách thể chế kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; từ đó tìm ra giải pháp nhằm đổi mới thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đơn vị tổ chức diễn đàn) cho biết, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Cho đến thời điểm nay, Việt Nam chúng ta đã tham gia và hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
“Chúng ta đã có thị trường nhưng thị trường đó hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Các quy luật phổ quát của thị trường chưa được vận dụng đầy đủ. Khi hội nhập, Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt với hầu hết các nước trong ASEAN có kinh tế tương đồng Việt Nam, việc dịch chuyển thị trường tự do như vốn, công nghệ, nhất là lao động, thì Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với lao động có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tốt đến từ các nước khác trong khu vực”. - ông Tân nói.
Theo PGS. TS Lê Xuân Bá, đại diện Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường kinh doanh chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh; doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được vai trò nòng cốt trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân thì yếu kém, thiếu liên kết...
Trong khi đó, nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trò, hiệu quả trong quản lý, điều hành... Do vậy, phải làm thế nào để đổi mới thể chế giúp Việt Nam mạnh hơn, cạnh tranh tốt hơn trong hội nhập.
PGS. TS Lê Xuân Bá cho rằng, ngoài việc có các chính sách hỗ trợ nhóm doanh nghiệp tư nhân phát triển, cũng cần đẩy mạnh cơ cấu thị trường tài chính, phát triển đồng bộ các loại thị trường. Đồng thời, nâng cao tính minh bạch, tăng kiểm tra, kiểm soát các tiêu cực và cải cách tư pháp, cải cách hành chính, để tạo môi trường đầu tư phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp.
Cùng quan điểm trên, theo ông Hoàng Xuân Hoà, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, trong thiết kế và vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi và giao dịch kinh tế; các thể chế về chủ thể và các yếu tố, các loại thị trường trong nền kinh tế; cơ chế thực thi giám sát.
Ngoài ra, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế;
Phát triển đồng bộ các thị trường và các loại thị trường; từng bước, theo lộ trình thực hiện mở cửa và gắn kết thị trường dịch vụ, thị trường tài chính, lao động, khoa học công nghệ với thị trường khu vực và thế giới.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để cạnh tranh tại Pháp
18:20' - 25/07/2016
Doanh nghiệp cần nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của các nhà máy bằng cách đạt được những chứng nhận quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, phụ gia thực phẩm….
-
Kinh tế Việt Nam
Tham gia các FTA thế hệ mới mở ra không gian phát triển cho kinh tế Việt Nam
19:08' - 23/06/2016
Chiều 23/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và hội nhập trong kỷ nguyên FTA thế hệ mới”.
-
DN cần biết
Pháp luật về đầu tư của Việt Nam chưa tương thích theo Hiệp định EVFTA
13:22' - 16/03/2016
Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI): Nhiều vấn đề trong cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và Nhà đầu tư nước ngoài thuộc EVFTA lại chưa tương thích với một số thể chế ở Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.