Tìm giải pháp sinh học để diệt trừ sâu đầu đen
Sau khi xuất hiện lần đầu và gây hại 2 ha dừa ở huyện Bình Đại thì đến nay diện tích bị hại đã tăng lên gần 150 ha và trải khắp 6 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre. Nếu không kịp thời tìm giải pháp ngăn chặn thì vườn dừa Bến Tre sẽ không còn. Cùng với việc tập trung khoanh vùng lây lan, tỉnh sẽ chú trọng giải pháp sinh học. Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam tại cuộc họp chiều 11/3, thông tin về tình hình sâu đầu đen hại dừa và phương hướng giải quyết trong thời gian tới.
Sâu đầu đen gây hại thường xuất hiện đầu tiên trên các vườn dừa cao hơn 10 m và có thể hại chết cây. Đây là loại dịch hại mới xuất hiện ở Việt Nam nên chưa được công nhận để quản lý, đồng thời chưa có loại thuốc nào tại Việt Nam đăng ký phòng trị.
Tại cuộc họp, ông Võ Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Đại cho biết, Bình Đại là địa phương phát hiện đầu tiên về sâu đầu đen hại dừa. Tháng 7/2020, sâu gây hại khoảng 2 ha ở xã Phước Long nhưng đến nay đã lây lan khoảng 40 ha. Phước Long là địa phương không phải chuyên canh dừa nên việc phòng, trừ rất khó vì ảnh hưởng đến các loài cây trồng, vật nuôi khác.
Mặc dù ngành chức năng đã phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu đầu đen nhưng không hiệu quả. Ngành chức năng cần sớm nghiên cứu, tìm loại thuốc nào treo, bôi lên cây dừa để phòng trừ, xua đuổi sâu chứ nếu để chúng xuất hiện mới tiêu diệt thì rất khó xử lý - ông Quân đề xuất.
Theo ông Phan Tấn Lộc - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, địa phương đã tổ chức phun xịt các loại thuốc theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhưng không hiệu quả nên huyện không tiếp tục triển khai. Do đó, sâu đầu đen đã tấn công khoảng 80 ha vườn dừa của huyện.
Vì vậy, huyện đề xuất UBND tỉnh trích kinh phí triển khai nghiên cứu loại thuốc đặc trị, sớm ra quân phun xịt đồng loạt để dập dịch tránh lây lan diện rộng; triển khai tuyên truyền sâu rộng đến người dân các biện pháp quản lý tạm thời để người dân biết và thực hiện.
Trước tình trạng sâu đầu đen hại dừa lây lan diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã quyết định chi 1 tỷ đồng để tìm cách khống chế và tìm giải pháp quản lý, phòng trừ sâu đầu đen trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, đánh giá mức độ gây hại của loài sâu đầu đen và xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng an toàn. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre tổ chức tập huấn triển biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen tại các địa phương có sâu gây hại.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre, hiện Chi cục đang xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng trừ cho khoảng 150 ha vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại; vận động các doanh nghiệp chế biến cùng tham gia góp sức với ngành chức năng chống dịch bệnh này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đang phối hợp với một số đơn vị nghiên cứu các biện pháp xử lý như: thử nghiệm kết hợp dùng bẫy đèn, phun dầu BFS (được chiết xuất từ nhộng của ruồi lính đen đã được nhủ hóa) và thả ong ký sinh mắt đỏ Trichograma sp để quản lý sâu đầu đen hại dừa.
Về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện dự án xử lý sâu đầu đen trong năm 2021 với diện tích thực hiện 100 ha bằng nguồn dịch chiết, thả ong ký sinh mắt đỏ, bẫy đèn.
Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, hiện tỉnh đang phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá xác định mức độ gây hại của sâu ăn lá dừa và xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp xử lý và phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn rỉnh Bến Tre".
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Công ty cổ phần Nghiên cứu Ứng dụng mía đường TTC cho biết, hiện nay, ngoài tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen đã xuất hiện ở huyện Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện có ba giải pháp được đề xuất là: bẫy đèn, thả ong ký sinh và phun xịt dầu chiết xuất từ nhộng ruồi lính đen (làm co lỗ chân lông, bịt đường thở của con sâu). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai giải pháp này đề nghị địa phương không được phun thuốc hóa học vì sẽ làm chết ong ký sinh.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam yêu cầu tuyên truyền sâu rộng để người dân nhận diện được loài sâu đầu đen và mối nguy hại.
Trong khi chờ đợi các giải pháp căn cơ, toàn diện từ đề tài nghiên cứu khoa học, ngành chức năng tỉnh tiếp tục giải pháp khoanh vùng, ngăn chặn sâu lây lan diện rộng; nhóm nghiên cứu sớm tìm ra loại thuốc sinh học có hiệu quả để diệt trừ sâu; rút ngắn thời gian nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu đánh giá xác định mức độ gây hại của sâu ăn lá dừa và xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre" thay vì thời gian dự kiến ban đầu là 18 tháng.
Theo thống kê của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, đến thời điểm này diện tích sâu đầu đen gây hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre gần 150 ha, xuất hiện rải rác ở các huyện Bình Đại Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, thành phố Bến Tre và Chợ Lách. Tổng diện tích bị nhiễm nặng là 40 ha; trong đó người dân tự đốn tiêu hủy gần 10 ha./.
- Từ khóa :
- dừa
- bến tre
- sâu đầu đen
- sau hại dừa
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá dừa khô tăng mạnh
07:12' - 08/03/2021
Sau Tết Nguyên đán, nông dân các vùng chuyên canh dừa tỉnh Tiền Giang phấn khởi bởi giá dừa khô đang tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp Bến Tre chuyển đổi theo nhu cầu thị trường
14:56' - 03/03/2021
Giai đoạn 2021-2025 và đến định hướng đến năm 2030, Bến Tre đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất ngoài khơi Indonesia làm 6 người thiệt mạng
20:53' - 10/04/2021
Ngày 10/4, Cơ quan Giảm thiểu thảm họa quốc gia Indonesia cho biết trận động đất có độ lớn 6,0 xảy ra ngoài khơi đảo Java của nước này đã làm ít nhất 6 người thiệt mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam có thêm 9 ca mắc COVID-19 đã được cách ly sau nhập cảnh
19:45' - 10/04/2021
Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, đều công dân Việt Nam, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang.
-
Kinh tế & Xã hội
Hoàng tế Philip qua đời, Anh kêu gọi người dân không tụ tập
18:35' - 10/04/2021
Ngày 10/4, Chính phủ và Hoàng gia Anh đã kêu gọi người dân không tụ tập trước các dinh thự Hoàng gia để tưởng nhớ Hoàng tế Philip, và tuân thủ quy định phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Tư vấn kỹ năng chọn nghề nghiệp cho học sinh TP.HCM
17:02' - 10/04/2021
Nét mới của Ngày hội Hướng nghiệp – Dạy nghề năm nay là các đơn vị trường nghề đã mang tới nhiều trang thiết bị đào tạo để minh họa trực tiếp cho học sinh hiểu hơn về nghề, ngành học.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Canada lập mức cao kỷ lục
16:00' - 10/04/2021
Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Canada ngày 9/4 đã lần đầu tiên vượt qua mốc 9.000 ca, mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch khởi phát.
-
Kinh tế & Xã hội
EMA làm rõ 4 trường hợp đông máu sau tiêm vaccine Johnson & Johnson
15:26' - 10/04/2021
Ngày 9/4, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết đang xem xét 4 trường hợp bị đông máu tại Mỹ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson.
-
Kinh tế & Xã hội
Định danh đúng thể thao điện tử: Bài 1: Xu hướng tất yếu
08:07' - 10/04/2021
Khái niệm thể thao điện tử (eSports) và trò chơi điện tử vẫn còn khá dễ nhầm lần, đặc biệt là trong giới trẻ - những người tiếp cận sớm và nhiều nhất với môi trường số.
-
Kinh tế & Xã hội
8 tỉnh, thành phố đã hoàn thành đợt 1 tiêm vaccine phòng COVID-19
07:17' - 10/04/2021
Tính đến sáng 10/4, Việt Nam đã có 8 tỉnh, thành phố kết thúc tiêm vaccine đợt 1 gồm: Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình và Hà Giang.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm 14 ca mắc mới COVID-19, đều là người nhập cảnh
19:08' - 09/04/2021
Tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 9/4, nước ta ghi nhận 14 ca mắc mới COVID-19, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.