Tìm lối ra cho ngành đường sắt - Bài 2: Kinh nghiệm từ thế giới
Do đó thực trạng và sự phát triển của đường sắt là một trong các yếu tố để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
*Thực trạng trên thế giới
Các nước phát triển như Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh… có lịch sử phát triển ngành đường sắt lâu đời với những dấu mốc quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng của các quốc gia này.
Tại châu Âu, chính sách đường sắt hướng tới cạnh tranh nội bộ ngành bằng cách phân tách quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải.
Về quản lý tài chính, việc thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng cũng như hoạt động vận tải đã có những xu hướng khác nhau giữa các quốc gia như quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa.
Đức là quốc gia điển hình quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và hiện có hệ thống đường sắt phát triển và hiện đại bậc nhất thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Đường sắt quốc tế, hiện Đức có tới hàng chục nghìn km đường sắt các loại. Với sự cải tổ vào năm 1994, ngành đường sắt nước Đức về cơ bản đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ.
Ngoài ra, mô hình hoạt động của ngành đường sắt ở các nước như Anh, Australia cho thấy, đối với hoạt động vận hành hệ thống vận tải đường sắt đều do các công ty tư nhân đảm nhận, trong khi quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt lại do các công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Song Chính phủ các nước vẫn phải hỗ trợ tài chính cho hoạt động của ngành đường sắt.
Nếu tại Anh hay Australia, vai trò của Chính phủ trong những năm gần đây đã trở nên quan trọng do khu vực tư nhân gặp khó khăn thì tại Nhật Bản hoạt động của ngành đường sắt vẫn cho thấy hiệu quả dưới sự quản lý của các doanh nghiệp tư nhân.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, quá trình tư nhân hóa ngành đường sắt tại Nhật Bản diễn ra trong thập niên 1990 đã thu được thành công.
Nhật Bản là nước có ngành đường sắt phát triển hàng đầu châu Á với tổng chiều dài lên tới hàng chục nghìn km trong bối cảnh khu vực tư nhân đóng vai trò sở hữu, quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cũng như vận hành hoạt động của hệ thống đường sắt.
*Kinh nghiệm phát triển và cải cách
Mô hình quản lý, kinh doanh đường sắt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng của từng quốc gia. Về mô hình quản lý cả hạ tầng và kinh doanh vận tải ngành đường sắt ở hầu hết các nước đều do một công ty (nhà nước hoặc tư nhân) quản lý, điều hành cả kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, mang tính thương mại hơn. Châu Mỹ thường áp dụng mô hình phổ biến là đường sắt tư nhân, hoặc đường sắt được nhượng quyền.
Hệ thống đường sắt của các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ đều hoạt động theo mô hình đường sắt tích hợp thống nhất theo cách truyền thống, tức là thống nhất quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trong một thể chế.
Ưu điểm của kiểu quản lý này giúp giảm thiểu vấn đề phối hợp giữa các chức năng bên dưới và bên trên đường ray, bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả; đồng thời, cho phép đơn giản hóa việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn và chương trình khai thác.
Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách thuế đơn giản cho toàn bộ hệ thống và loại bỏ/giảm bớt số lượng hợp đồng ký với các doanh nghiệp khác xuống mức tối thiểu.
Các đường sắt lớn, có trình độ phát triển tiên tiến ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Brazil (Bra-xin)... đều đang hoạt động theo mô hình này.
Kinh nghiệm hoạt động của đường sắt ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho thấy, mô hình hoạt động hiệu quả hiện nay vẫn là đường sắt tích hợp thống nhất theo cách truyền thống, tức là thống nhất quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trong một thể chế để giảm thiểu vấn đề phối hợp giữa các chức năng bên dưới và bên trên đường ray, bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả.
Trong khi đó, tại Thái Lan, trước bối cảnh nợ nần và không có khả năng sinh lời, nước này đã thực hiện công cuộc cải cách đối với ngành đường sắt.
Theo đó, Đường sắt Nhà nước Thái Lan là cơ quan công bố chương trình cải cách ngành đường sắt với cam kết phát triển quy hoạch mạng lưới phù hợp, thực hiện cắt giảm các chi phí mang tính trách nhiệm xã hội, thay vào đó tăng các khoản chi để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, cơ quan này cũng thành lập các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước để phát triển, quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường sắt; nâng cao vai trò của Chính phủ đối với quản lý và vận hành toa xe, đầu kéo và hệ thống đường ray; cam kết nâng cao đời sống của người lao động và đảm bảo vận hành an toàn hệ thống đường sắt quốc gia.
Trên cơ sở các giải pháp được công bố, Chính phủ Thái Lan đã có những hành động cụ thể từ việc hình thành các cơ quan quản lý, bố trí các nguồn lực tài chính, thực hiện cấu trúc lại các khoản nợ và từng bước tháo gỡ khó khăn…
Còn tại Trung Quốc, vào tháng 3/2005, Bộ Đường sắt Trung Quốc giải thể 41 Phân cục đường sắt giao cho các Cục Đường sắt (theo khu vực) trực tiếp quản lý các ga (đoạn). Tháng 3/2013, Quốc vụ viện Trung Quốc phê duyệt kế hoạch cải cách đường sắt.
Theo đó, giải thể Bộ Đường sắt; chức năng lập chính sách và kế hoạch giao cho Bộ Giao thông vận tải; chức năng hành chính khác giao cho Cục Đường sắt quốc gia; chức năng quản lý, khai thác, kinh doanh giao cho Tổng Công ty đường sắt Trung Quốc.
Cục Đường sắt quốc gia Trung Quốc chịu trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, giám sát công tác an toàn và chất lượng dịch vụ. Tổng Công ty đường sắt Trung Quốc trực thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm khai thác và quản lý mạng đường sắt quốc gia.
Để giải quyết khó khăn, Trung Quốc theo đuổi chính sách đầu tư đối với các dự án hạ tầng giao thông đường sắt thông qua cơ chế xã hội hóa hoặc Chính phủ trực tiếp là chủ đầu tư.
Trong khi đó, Tổng Công ty đường sắt Trung Quốc phải hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp và theo đuổi các lợi ích mang tính thị trường./.
Bài 3: Kết nối để giảm chi phí logistics
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm lối ra cho ngành đường sắt - Bài 1: Liệu có cần một cuộc “đại phẫu”?
08:48' - 01/05/2019
Nhu cầu đi lại bằng đường sắt ở Việt Nam ngày càng tăng, nhất là vào dịp nghỉ lễ, tết đều phải tăng chuyến, nối toa... Trên thế giới, đường sắt là một trong những thước đo sự phát triển mỗi đất nước.
-
Doanh nghiệp
Sử dụng thiết bị bay không người lái kiểm tra đường dây 220kV, 500kV
08:39' - 01/05/2019
Công ty Truyền tải điện 2 đang nghiên cứu, thử nghiệm sử dụng các thiết bị bay không người lái như Flycam, UAV, Drone để kiểm tra, quản lý vận hành trên các tuyến đường dây 220kV,500kV.
-
Kinh tế Việt Nam
9 doanh nghiệp trúng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết
17:10' - 30/04/2019
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết được chia làm 3 gói thầu tư vấn với 9 doanh nghiệp trúng thầu tham gia thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.