Tình thế của Mỹ trước nguy cơ thất bại của TPP
Theo mạng tin "Nhà ngoại giao" ngày 22/8, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gặp khó khăn. Các bộ trưởng thương mại của các nước tham gia thương thuyết TPP đã không thể kết thúc hiệp định này theo đúng thời hạn, đẩy các cuộc thương thuyết tới nguy cơ sụp đổ.
Đây là một vấn đề bởi vì những người ủng hộ thương mại cho rằng việc để cho TPP đổ vỡ sẽ có nghĩa là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ của kinh tế toàn cầu, nhưng còn có nhiều vấn đề lớn hơn mà có thể có những hậu quả nghiêm trọng đối với cả an ninh quốc gia của Mỹ, lẫn sự ổn định khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các cuộc thương thuyết TPP tháng trước đã diễn ra trong bối cảnh chiến lược: những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông vẫn âm ỉ; căng thẳng đang tăng lên giữa Bắc Kinh và Tokyo, giữa Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan; và một kho vũ khí ngày càng tăng tại Bắc Triều Tiên. Nếu TPP thất bại điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng tác động của Mỹ đối với tình hình địa chính trị tại châu Á.
Một số ý kiến cho rằng sự thất bại của TPP sẽ hoàn toàn tích cực đối với ổn định khu vực, nhưng trên thực tế có một loạt những lý do để tin rằng sự thất bại của TPP có thể gây ra những khó khăn chiến lược cho Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ nhất, thất bại của TPP có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế của các đối tác Thái Bình Dương của Mỹ. Điều này khiến ngày càng có ít quốc gia châu Á có thể dành các nguồn lực ít ỏi của họ để đáp ứng những thách thức chung như chống khủng bố và biến đổi khí hậu.
Thêm vào đó, khi các đối tác châu Á của Mỹ trở nên giàu có và phụ thuộc lẫn nhau hơn, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào các nước láng giềng. Mặc dù tự do thương mại, sự phụ thuộc lẫn nhau và phồn vinh không đảm bảo cho hòa bình và ổn định, nhưng chúng có thể tạo ra các điều kiện khiến xung đột trở nên ít xảy ra hơn.
Thứ hai, thất bại của TPP sẽ tạo ra nhiều khả năng xảy ra bất ổn và các cuộc khủng hoảng hơn. Hãy xem xét một kịch bản giả định, trong đó Trung Quốc và một trong những nước láng giềng Đông Nam Á của họ rơi vào một tranh cãi nghiêm trọng về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.
Nếu có TPP, tranh chấp này ít có khả năng leo thang thành một cuộc khủng hoảng toàn diện bởi vì Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang nghiêng nhiều hơn tới việc can thiệp vào những tình huống đe dọa các lợi ích thương mại ngày càng tăng của nền kinh tế số một thế giới. Nếu không có TPP, người ta ít rõ ràng về quyết tâm của Mỹ, do vậy có khả năng xảy ra những tính toán sai lầm.
Thứ ba, thất bại của TPP có thể phát ra một tín hiệu mạnh mẽ rằng Mỹ không còn có ý chí chính trị để lãnh đạo khu vực. Điều này diễn ra vào thời điểm khi các quốc gia đồng minh đã không chắc chắn về những cam kết của Mỹ. Nếu Mỹ cho phép các cuộc thương thuyết TPP sụp đổ, điều đó sẽ là một tuyên bố của chính quyền Tổng thống Barack Obama rằng tất cả những sự khoa trương của Mỹ khi đề cập đến châu Á - Thái Bình Dương là đều trống rỗng.
Điều này sẽ có những tác động địa chính trị quan trọng. Nếu các cường quốc châu Á nhận thức rằng Mỹ không nghiêm túc với vai trò của họ trong khu vực, điều này sẽ làm tăng động lực để các nước lớn trong khu vực, như Trung Quốc và Nhật Bản đấu đá lẫn nhau để giành quyền bá chủ khu vực.
Thứ tư, thất bại của TPP sẽ là một cơ hội bị bỏ lỡ đối với kinh tế Mỹ, cũng như khả năng của Mỹ nhằm khuyếch trương sức mạnh ở nước ngoài, dựa vào cơ sở kinh tế ở trong nước.
Theo một nghiên cứu của Viện Peterson, lợi ích kinh tế mà Mỹ thu được nếu TPP thành công là lớn, có thể bổ sung cho kinh tế Mỹ 59 tỷ USD/năm vào năm 2020. Việc không thể hoàn thành được TPP có thể khiến Mỹ khó có thể ngăn chặn được khả năng phải cắt giảm chi phí quốc phòng, do vậy ảnh hưởng đến sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Thomas Schelling, thương mại là mục tiêu của hầu hết các quan hệ quốc tế. Đó là lý do khiến chính sách thương mại là chính sách an ninh quốc gia. Hiện nay, chính sách thương mại của Mỹ, thực chất là chính sách an ninh quốc gia, đang có nguy cơ đổ vỡ.
Việc đạt được một thỏa thuận lớn và phức tạp như TPP là không dễ dàng, nhưng do những điểm nóng âm ỉ khắp châu Á, Mỹ không thể lãng phí bất kỳ công cụ nào trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của họ bởi vì tiền đặt cược là quá cao.
Dương Hoa (TTXVN tại Ottawa)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38'
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.