Tính toán để mỗi công dân có một thẻ thanh toán điện tử
Chiều 22/11, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác dẫn đầu đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng, Chính phủ giao.
Đây là lần thứ 2 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Hà Nội về nội dung này.
Lấy phục vụ người dân là mục tiêu hành động của thành phố Chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đây là lần đầu tiên Tổ công tác làm việc với một thành phố theo hình thức trực tuyến có trên 3.000 người tham gia ở các điểm cầu.Thủ tướng đánh giá cao vai trò cá nhân của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã năng động, sáng tạo, có nhiều đổi mới, không ngại việc, không ngại va chạm, tạo ra sự chuyển động mạnh cho cả thành phố.
Thành phố Hà Nội có nhiều đột phá, sáng tạo trong cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; xây dựng thành phố thông minh, có sự minh bạch trong quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm quản lý của người đứng đầu.
“Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với thành phố rất rõ ràng. Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu trong cung cấp, ứng dụng dịch vụ công”, Bộ trưởng cho biết. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận Hà Nội đã tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố.Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều tích cực, quy mô diện mạo hiện đại, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch đã có nhiều tiến bộ. Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng của thành phố đã phát triển vượt bậc, một loạt công trình hạ tầng giao thông, kết nối trung tâm như cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp… được hình thành.
Trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến, phát triển đô thị theo quy hoạch và dự án đầu tư theo phê duyệt công khai, minh bạch hơn, kiểm soát chặt hơn, thanh tra tốt hơn. Các vấn đề người dân bức xúc và dư luận quan tâm đã được thành phố giải quyết rất tốt.
Bên cạnh đó, Hà Nội thực hiện tốt việc tinh giản biên chế và sắp xếp bộ máy, cách cách thủ tục hành chính. Thành phố đã thực hiện 12 đợt tinh giản biên chế với 695 người, chuyển nhiều đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ hoàn toàn về tài chính, cắt giảm nhiều biên chế hưởng lương từ ngân sách.Nhờ đó, chi phí thường xuyên của thành phố giảm nhiều so với trước kia. Vấn đề xã hội hóa với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp được thực hiện tốt. Hoạt động đối ngoại của thành phố mang tầm vóc mới.
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng cao. Hà Nội là một trong 10 thành phố năng động nhất thế giới, Tổ trưởng Tổ công tác cho hay. Ông cũng cho rằng, điều đáng mừng là Hà Nội cải cách mạnh nhưng đơn thư khiếu kiện của người dân, doanh nghiệp gửi lên Thủ tướng, Chính phủ rất ít. Cho rằng các kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, song, với tầm vóc của Hà Nội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc đến lưu ý của Thủ tướng Chính phủ rằng, thành phố cần tổ chức thực hiện tốt hơn một số vấn đề, để luôn là thành phố đi đầu cả nước.Điều đầu tiên, đó là cần quan tâm hơn tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Công tác quy hoạch và tổ chức quy hoạch cần đồng bộ hơn, nhất là các địa phương khi mở rộng địa giới hành chính cần tính toán tỷ lệ dân cư trong nội đô và ngoại đô.
Thành phố cần làm tốt công tác xây dựng đô thị, nhưng làm sao phải gắn kết với đô thị thông minh, giao thông thành phố phải là giao thông thông minh. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhiều hơn, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
“Chúng tôi đánh giá cao hiệu quả và cải cách của trung tâm dịch vụ công ở Hà Nội nhưng mong muốn của người dân rất nhiều, đặc biệt là hồ sơ online và chạy trên nền điện tử, nhận và xét, trả hồ sơ sao cho nhanh nhất”, Bộ trưởng lưu ý. Tổ trưởng Tổ công tác nhìn nhận, "hồ sơ toàn ký mực tươi thế này không ổn, phải tất cả trên nền điện tử, từng phút, từng giây, ai xử lý thế nào đều phải được lưu dấu vết. Thành phố cần đẩy mạnh ứng dụng hơn nữa, cắt giảm thời gian và chi phí. Phải mạnh mẽ tham gia chống tiêu cực, tham nhũng vặt”. Theo Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực thi công vụ, nhất là với đội ngũ cán bộ, công chức, xử lý cán bộ sách nhiễu; xử lý kiên quyết các vụ việc sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. “Củng cố chính quyền các cấp, tránh để tình trạng trên nóng dưới lạnh”, Bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị thành phố chỉ đạo các sở, quận, huyện, xã, phường thấm nhuần tư tưởng này, lấy mục tiêu phục vụ người dân là mục tiêu hành động của thành phố. Tính toán để mỗi công dân có một thẻ ID card thanh toán điện tử Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nền móng đầu tiên để thực hiện các nhiệm vụ là cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Cuối tháng 12/2018, thành phố sẽ báo cáo chương trình cũng như các ứng dụng để xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng thông minh trong quá trình quản lý, điều hành. Đề cập về hệ thống ứng dụng thông minh, ông Nguyễn Đức Chung cho hay, tất cả cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc hệ thống đều có cảnh báo tự động đến điện thoại, ipad về tiến độ công việc. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ so sánh được thủ tục giữa các cơ quan với nhau để biết nơi nào làm nhanh hay chậm. Ông Nguyễn Đức Chung kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nhà nước, các công ty bưu chính viễn thông đẩy mạnh tính liên thông, không chỉ phục vụ riêng Hà Nội mà cho phép được thanh toán tiền của các dịch vụ công qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay, các hệ thống bưu chính viễn thông đang thu phí 10% và mức phí như vậy là quá lớn nên khó thực hiện. Nhấn mạnh Hà Nội phải đi sớm nhất và đi đầu trong thanh toán điện tử, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, cơ quan nhà nước nối mạng với nhau đó là một vấn đề nhưng quan trọng nhất vẫn phải là dịch vụ công với người dân. Cần tính toán để mỗi công dân của Hà Nội có một thẻ ID card thanh toán điện tử. Đồng tình với đề xuất của Chủ tịch UBND thành phố, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẽ làm việc với ngân hàng, các cơ quan, báo cáo Thủ tướng để tính toán lại việc thanh toán tiền dịch vụ công qua cổng những đơn vị phục vụ dịch vụ công hay qua ngân hàng. Đánh giá Hà Nội đang đi đầu trong việc xây dựng thành phố thông minh và chính quyền kiến tạo với những bước đi rất quan trọng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc mong muốn, thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đón nhận làn sóng đầu tư mới – công nghệ cao trong thời gian tới. Hà Nội cần cải cách tốt hơn trong tiếp cận đất đai, tiếp tục giảm gánh nặng chi phí không chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nữa cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Nhắc đến vấn đề tắc nghẽn đô thị, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, nguyên nhân không chỉ do quy hoạch hay đường sá. Theo ông, thực hiện chính quyền điện tử cũng là một biện pháp quan trọng để giải quyết ách tắc giao thông ở Hà Nội, bởi có chính quyền điện tử người dân không phải ra đường nữa. Thành phố thông minh, giao thông thông minh là giải pháp cần được lựa chọn hàng đầu. Nêu Hà Nội đã có tiến triển trên các chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nhận định: “Có vẻ các nhà đầu tư cần Hà Nội hơn là Hà Nội cần các nhà đầu tư”. Song, nếu so sánh giữa Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh, các sở trong Thành phố Hồ Chí Minh làm nhanh hơn, còn ở Hà Nội vẫn vướng mắc một số thủ tục nhiêu khê. “Hà Nội đã làm tốt rồi nhưng còn rất nhiều dư địa, còn nhiều cách để làm tốt hơn”, ông Nguyễn Đình Cung nói và kỳ vọng Hà Nội là cực tăng trưởng của cả nước, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo./.>>> Hà Nội sẽ phát triển công nghệ thông tin xây dựng thành phố thông minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
12:04' - 22/11/2018
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội. Cụ thể sẽ tạo ra động lực để doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp.
-
Ngân hàng
Ngân hàng số - Bài 4: Cái "bắt tay" giữa ngân hàng và Fintech
07:27' - 08/11/2018
Việc các công ty công nghệ dựa trên nền tảng công nghệ để cung cấp dịch vụ tài chính, vốn thuần túy là của riêng ngân hàng, đặt ra mối lo về sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai nhóm đối tượng này.
-
Ngân hàng
Ngân hàng số - Bài 1: Xu thế của thời đại
06:15' - 08/11/2018
Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.