Tình trạng bấp bênh của kinh tế thế giới trong năm 2023
Các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây đối với Nga đã gây ra căng thẳng địa chính trị, khiến giá năng lượng và lương thực tăng lên mức kỷ lục và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, cản trở tiến trình phục hồi toàn cầu.
Do lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm, các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt dòng tiền bằng cách liên tục tăng lãi suất để đối phó với nền kinh tế đang phát triển chậm lại. Điều này càng làm tăng nguy cơ suy thoái trong năm 2023.Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng suy thoái kinh tế chỉ là một trong những khó khăn kinh tế đang chờ đợi trong năm nay. Theo dự báo, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác.* Suy thoái sắp xảy raNăm 2023 được dự báo là năm tồi tệ thứ ba đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này, sau năm 2009, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm 2020, khi thế giới trải qua đại dịch COVID-19, khiến cả thế giới áp đặt các biện pháp phong tỏa, đẩy nền kinh tế toàn cầu gần như rơi vào tình trạng bế tắc.Các nhà phân tích dự đoán các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Anh và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng với nỗ lực kiềm chế lạm phát đang hoành hành.Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã cảnh báo rằng 1/3 nền kinh tế toàn cầu có thể bị tác động do suy thoái kinh tế trong năm 2023. Người đứng đầu định chế tài chính toàn cầu thậm chí mô tả 2023 là một năm khó khăn hơn so với năm 2022.Eurozone, rơi vào tâm điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng trong bối cảnh giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga, và Vương quốc Anh có khả năng chứng kiến một cuộc suy thoái sâu hơn so với các quốc gia khác.Các nhà phân tích thuộc Viện Tài chính Quốc tế, trong một nghiên cứu, viết: “Mức độ nghiêm trọng của những tác động sắp tới đối với GDP toàn cầu phụ thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột tại Ukraine”.Sự giảm sút tại các nền kinh tế phát triển và đồng USD mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, gây khó khăn cho các nền kinh tế châu Á định hướng xuất khẩu. May mắn nhất là bất kỳ cuộc suy thoái nào sẽ chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ không nghiêm trọng như lo ngại ban đầu và chỉ gây ra sự gia tăng vừa phải trong tỷ lệ thất nghiệp.Trước đó, các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics cho biết: “Do lạm phát hiện nay dường như đang giảm trên toàn thế giới, các ngân hàng trung ương sẽ có thể ngừng điều chỉnh lãi suất trong thời gian dài, tạo thuận lợi cho tiến trình phục hồi bắt đầu vào cuối năm tới (2023)”.* Lạm phát kéo dài
Tình trạng giá cả tăng có thể sẽ chậm lại vào năm 2023, nhờ nhu cầu suy yếu, giá năng lượng giảm, nguồn cung khan hiếm và chi phí vận chuyển giảm. Tuy nhiên, lạm phát sẽ vẫn cao hơn mức mục tiêu của ngân hàng trung ương và khiến lãi suất có thể tăng thêm. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế sẽ chịu nhiều tổn thất hơn và có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.Lạm phát tại Eurozone dự báo sẽ giảm chậm hơn ở Mỹ. Tại Đức, nước được coi là động cơ kinh tế của Eurozone, lạm phát dự kiến sẽ giảm nhờ các biện pháp như giới hạn giá khí đốt và điện. Nhưng lạm phát cơ bản, vốn không tính giá thực phẩm và năng lượng biến động, có thể vẫn ở mức cao do chính phủ bơm tiền mặt để hỗ trợ các hộ gia đình đối phó với chi phí sinh hoạt tăng cao.Ông Andrew Kenningham, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, nói: “Khả năng phục hồi của Eurozone, và đặc biệt là thị trường lao động, cho thấy lạm phát có thể cao hơn dự báo và lạm phát cơ bản sẽ giảm chậm hơn do tăng trưởng tiền lương mạnh tiếp tục giữ lạm phát cao trong lĩnh vực dịch vụ”.* Tác động từ hỗn loạn dịch bệnh tại Trung QuốcChỉ vài tuần trước khi bắt đầu năm 2023, Trung Quốc đã tuyên bố nới lỏng khỏi chính sách "Zero COVID" (Không COVID-19) gây tranh cãi. Theo kinh nghiệm của các quốc gia khác, số người mắc COVID-19 cao dự báo sẽ gây ra tình trạng gián đoạn ngắn hạn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Điều này có thể giáng một đòn mạnh vào sự phục hồi mong manh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra còn có nguy cơ một biến thể virus mới xuất hiện và lây lan sang các khu vực khác trên thế giới. Trong khi triển vọng ngắn hạn có vẻ ảm đạm, các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ kết thúc năm 2023 bằng một bức tranh tươi sáng hơn mà động lực chính là nhờ Trung Quốc ngừng chính sách Zero COVID cũng như sự hỗ trợ của nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản ốm yếu, vốn chiếm gần 1/4 sản lượng kinh tế của Trung Quốc.Chuyên gia Christian Nolting, Giám đốc đầu tư của ngân hàng Deutsche Bank, cho biết: “Sự phục hồi của Trung Quốc, cùng với việc mở cửa trở lại trong khu vực, có nghĩa là châu Á có thể có một năm 2023 tốt đẹp”. Sự phục hồi có thể giúp ổn định các nền kinh tế láng giềng và nhiều nước xuất khẩu hàng hóa (như các nước Mỹ Latinh) do Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa lớn”.* Khủng hoảng năng lượng
Tình hình năng lượng bấp bênh, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ tiếp tục làm đau đầu các chính phủ trong năm 2023. Châu Âu chỉ có thể thoát khỏi một cuộc khủng hoảng năng lượng hoàn toàn vào mùa Đông này nhờ thời tiết ôn hòa hơn bình thường và người tiêu dùng cắt giảm mức sử dụng năng lượng.Nhu cầu sưởi ấm thấp hơn có nghĩa là các kho dự trữ của khu vực, vốn đã được lấp đầy 100% công suất năm ngoái, có thể vẫn đảm bảo dự trữ đầy đủ vào cuối mùa Đông này. Điều đó có khả năng giữ giá khí đốt trong tầm kiểm soát vào mùa Xuân tới và giúp giảm lạm phát.Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể trở nên khó khăn trước mùa Đông tới. Năm ngoái, sau khi chi hàng trăm tỷ euro để tìm kiếm các giải pháp thay thế cho năng lượng Nga và hỗ trợ cho người tiêu dùng, châu Âu có thể phải vật lộn để một lần nữa lấp đầy các kho dự trữ của mình.Cuộc cạnh tranh về khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ càng trở nên gay gắt khi Trung Quốc mở cửa trở lại và những khách hàng mua truyền thống châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu tìm kiếm thêm nguồn năng lượng. Theo chuyên gia Nolting, năng lượng vẫn là yếu tố rủi ro chính đối với khu vực, cùng với sự thiếu hụt khí đốt có thể xảy ra vào mùa Đông 2023-2024.* Căng thẳng địa chính trị, chiến tranh công nghệCăng thẳng quân sự và chính trị sẽ tiếp tục là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế, giống như năm 2022. Mặc dù chưa có hồi kết cho cuộc xung đột tại Ukraine, song những xích mích Mỹ-Trung liên quan đến eo biển Đài Loan (Trung Quốc) - nơi đặt trụ sở của nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới và căng thẳng gia tăng ở Bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa có thể sẽ khiến các nhà đầu tư “giữ cảnh giác hơn” trong năm nay.Ông Notting cho rằng: “Các giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột của Nga tại Ukraine vẫn chưa rõ ràng. Điều này có nghĩa là không có giải pháp cho các tác động dây chuyền của cuộc xung đột này đối với các vấn đề như người di cư, nguồn cung hàng hóa và thực phẩm năng lượng hóa thạch toàn cầu cũng như những thay đổi địa chính trị có thể xảy ra bên ngoài khu vực”.Cuộc chiến giành vị thế tối thượng về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể trở nên căng thẳng hơn vào năm 2023. Năm ngoái, Mỹ đã cấm chuyển giao công nghệ bán dẫn hiện đại của nước này cho Trung Quốc. Ông Notting nhận định: “Một cuộc xung đột thương mại giờ đây đã biến thành một nỗ lực nhằm tạo ra các tiêu chuẩn dài hạn áp dụng trong các lĩnh vực rất quan trọng như mạng viễn thông 5G, trí tuệ nhân tạo và chip. Sự thành công sẽ mở rộng cơ sở quyền lực quốc gia trong dài hạn. Vì vậy, cả hai bên sẽ không muốn nhượng bộ một cách dễ dàng”./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu thận trọng bước vào năm 2023
11:33' - 03/01/2023
Triển vọng của kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn không mấy lạc quan, khi nhiều vấn đề nhức nhối tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
Bất định triển vọng kinh tế toàn cầu
16:28' - 30/12/2022
Do cuộc xung đột tại Ukraine, kinh tế của hầu hết các nước sẽ tiếp tục tăng ở mức thấp trong năm 2023 và lạm phát vẫn ở mức cao, nhất là ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
-
Kinh tế Thế giới
2023 có thể là một năm ảm đạm hơn của kinh tế toàn cầu
20:37' - 28/12/2022
2022 được cho là một năm hồi sinh sau đại dịch của kinh tế toàn cầu, nhưng lại được đánh dấu bởi một cuộc xung đột mới, lạm phát cao kỷ lục. Theo một số dự báo, 2023 có thể là một năm ảm đạm hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái
21:03' - 27/12/2022
Nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ USD vào năm 2022 nhưng sẽ chững lại vào năm 2023 khi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cuộc chiến kiểm soát đà tăng giá cả.
-
Phân tích - Dự báo
Dự báo kinh tế toàn cầu 2023: Nhiều gập ghềnh phía trước (Phần cuối)
06:30' - 23/12/2022
Hầu hết các nhà kinh tế nhất trí rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở hầu hết khu vực, với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm từ mức 3,2% trong năm 2022 xuống 2,7% vào năm 2023.
-
Phân tích - Dự báo
Dự báo kinh tế toàn cầu 2023: Nhiều gập ghềnh phía trước (Phần 1)
05:30' - 23/12/2022
Khi năm 2022 đầy khó khăn sắp khép lại, không khó để hiểu vì sao các nhà đầu tư toàn cầu bước vào năm 2023 với sự thận trọng cao độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
"Gió đổi chiều" trong ngành vận tải biển toàn cầu
06:30' - 05/05/2025
Theo ông Sanne Manders từ công ty giao nhận vận tải trực tuyến Flexport, nếu 7,5% khối lượng vận chuyển trên Thái Bình Dương bị hủy bỏ thì sẽ gây ra cú sốc lớn đối với các công ty vận tải biển.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30' - 05/05/2025
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.