Tình trạng thiếu điện tại Nhật Bản chưa có dấu hiệu sớm dịu lại
Các lý do dẫn tới tình trạng mất cân đối cung-cầu này là việc tạm dừng hoặc dỡ bỏ các nhà máy nhiệt điện không có lợi nhuận và việc trì hoãn tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, lý do lớn nhất là do thời tiết nắng nóng bất thường trong tháng Sáu năm nay ở Nhật Bản.
Ngày 27/6, nhu cầu điện tối đa đã lên tới khoảng 52.700 MW. Đó là mức cao nhất được ghi nhận trong tháng Sáukể từ sau thảm họa động đất và sóng thần tháng 3/2011 ở Đông Bắc Nhật Bản, cao hơn rất nhiều so với mức đỉnh 47.300 MW của tháng Sáu đạt được vào năm 2018. Mức tăng gần 5.400 MW ngang bằng với lượng điện do 5 lò phản ứng hạt nhân tạo ra.Thông thường, nhu cầu điện ở Nhật Bản thường tăng mạnh vào tháng Bảy. Do đó, một số nhà máy nhiệt điện và các nhà máy điện khác đang trong giai đoạn kiểm tra định kỳ. Đây là một nguyên nhân khác khiến nguồn cung điện suy giảm.Mặt khác, trận động đất ngoài khơi Fukushima hồi tháng 3/2022 là một trong những lý do khiến các tổ máy nhiệt điện số 1 và số 2 của Nhà máy Điện Shinchi ở Shinchi, tỉnh Fukushima, phải tạm dừng hoạt động. Tổ máy số 1 có công suất 1.000 MW sẽ hoạt động trở lại vào cuối tháng 12 năm nay, trong khi tổ máy số 2 có cùng công suất 1.000 MW sẽ chỉ hoạt động trở lại vào cuối tháng 3/2023.Sự kết hợp của các điều kiện bất lợi đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải ban hành khuyến cáo đầu tiên về khả năng thiếu điện, nhưng tình trạng thiếu điện cũng do vấn đề cơ cấu năng lượng.Khi nhiều nguồn năng lượng tái tạo được đưa vào sử dụng, các công ty điện lực đã ngừng đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện vì thua lỗ ngày càng tăng. Do vậy, sản lượng nhiệt điện đã giảm dần qua từng năm. Trong tài khóa 2020, tổng công suất phát điện của các nhà máy nhiệt điện đã tạm ngừng hoạt động lên tới 16.000 MW.Mặc dù sản lượng năng lượng Mặt Trời ở Nhật Bản đang tăng đột biến nhưng nguồn phát này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện thời tiết. Đối với pin để lưu trữ điện từ các nguồn tái tạo, sự phát triển công nghệ và hình thành các cơ sở cần thiết còn chậm nên điều này chưa giúp giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung-cầu điện năng ở Nhật Bản.Các nhà máy điện hạt nhân được coi là nguồn phát điện ổn định, nhưng việc khởi động lại các nhà máy này đang diễn ra rất chậm. Kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011 đến nay, chỉ có 6 nhà máy điện hạt nhân đã hoạt động trở lại, nhưng tất cả đều nằm ở phía Tây Nhật Bản. Điều này khiến tình trạng mất cân đối cung-cầu về điện ở phía Đông Nhật Bản càng trở nên trầm trọng.Trong bối cảnh đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và các công ty điện lực đang đẩy nhanh các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng mất cân đối cung-cầu. Công ty JERA, một liên doanh giữa Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) và Công ty Điện lực Chubu, dự định sẽ tái khởi động tổ máy điện số 5 với sản lượng 600 MW tại Nhà máy Nhiệt điện Anegasaki cũ kỹ ở tỉnh Chiba vào ngày 29/6. Từ tháng 7/2022, JERA dự kiến sẽ lần lượt khởi động lại các nhà máy nhiệt điện khác đang trong quá trình kiểm tra định kỳ.METI cho biết việc đảm bảo khả năng cấp điện với tỷ lệ công suất dự phòng 3% là khả thi. Đây được cho là tỷ lệ tối thiểu cần thiết để cung cấp điện ổn định.Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ liệu điều đó có đảm bảo cung cấp điện ổn định hay không. Vào mùa Hè năm 2021, nhu cầu điện vào giờ cao điểm tối đa ở các khu vực do TEPCO và ba công ty điện lực khác quản lý đã vượt quá dự báo của METI. Nếu nhu cầu vượt quá dự báo, việc cung cấp điện ổn định có thể trở nên khó khăn. Ngoài ra, người ta cũng lo ngại về các rắc rối trong việc khởi động lại các nhà máy nhiệt điện đã cũ.Vì vậy, có nhiều vấn đề liên quan đến các biện pháp trung và dài hạn để giải quyết tình trạng mất cân đối cung-cầu.Tổng công suất của các cơ sở truyền tải điện giữa miền Đông và miền Tây Nhật Bản hiện là 2.100 MW, cao hơn 900 MW so với trước thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Con số này dự kiến sẽ nâng lên 3.000 MW vào cuối tài khóa 2027. Mặc dù có những lời kêu gọi tăng thêm công suất nhưng có một vấn đề là ai sẽ chịu gánh nặng chi phí khổng lồ cho việc nâng cấp hệ thống lưới điện.Trong khi đó, nếu các lò phản ứng hạt nhân số 6 và số 7 của Nhà máy Điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của TEPCO ở tỉnh Niigata được khởi động lại, nguồn cung điện của TEPCO sẽ được bổ sung thêm khoảng 2.700 MW. Tuy nhiên, những lò phản ứng này dự kiến sẽ không hoạt động trong tương lai gần, do người dân ở khu vực gần nhà máy không chấp thuận việc tái khởi động các nhà máy này sau một loạt vụ bê bối./.- Từ khóa :
- nhật bản
- kinh tế nhật bản
- thiếu điện
- điện hạt nhân
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Sản lượng của các hãng ô tô Nhật Bản giảm tháng thứ 3 liên tiếp
10:52' - 30/06/2022
Theo tờ Nikkei ngày 29/6, sản lượng toàn cầu của 8 hãng ô tô Nhật Bản trong tháng 5/2022 đạt 1,6 triệu chiếc, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021, ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp.
-
Tài chính
Nhật Bản cân nhắc tăng lương tối thiểu cho người lao động
10:41' - 29/06/2022
Hiện nay, mức lương tối thiểu bình quân trên toàn quốc ở Nhật Bản là khoảng 930 yen/giờ. Trong tài khóa 2021, mức lương tối thiểu bình quân đã tăng thêm 28 yen, tương đương 3,1%.
-
Phân tích - Dự báo
Đầu tư cho nhân lực - giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
06:30' - 29/06/2022
Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Đề cương chính sách tài chính và kinh tế năm tài khóa 2022 và một trong những trọng tâm là “đầu tư con người” với khoản ngân sách 400 tỷ yen (khoảng 2,95 tỷ USD).
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản sẽ đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
08:12' - 28/06/2022
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.