Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, song cũng thừa nhận quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
Trong thông điệp đăng trên nền tảng mạng xã hội Truth Social, ông Trump tuyên bố Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ về việc làm và hoạt động kinh doanh, gọi đây là “cuộc cách mạng kinh tế” sẽ mang lại kết quả sẽ mang tính lịch sử", nhưng thừa nhận con đường phía trước sẽ đầy thử thách.
Tổng thống Trump bình luận như vậy sau khi mức thuế quan toàn diện 10% của Mỹ với tất cả các đối tác thương mại có hiệu lực tại các cảng biển, sân bay và kho hải quan của Mỹ từ 12h01 sáng 5/4 (theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 11h01 trưa cùng ngày theo giờ Việt Nam). Mức thuế này đánh vào hầu hết mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, ngoại trừ hàng hóa từ Mexico và Canada.
Bên cạnh mức thuế cơ bản 10%, khoảng 60 đối tác thương mại khác của Mỹ sẽ chịu mức thuế đối ứng có hiệu lực từ 00 giờ 1 phút ngày 9/4 (giờ địa phương). Trong số các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng nhiều nhất có Liên minh châu Âu (EU) với mức thuế đối ứng 20% và Trung Quốc chịu thêm mức thuế đối ứng là 34%, ngoài mức 20% hiện tại.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản ứng từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4, đồng thời nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện Mỹ về chính sách thuế. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt khác, như đưa 11 thực thể của Mỹ vào danh sách thực thể không đáng tin cậy; bổ sung 16 thực thể của Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu; mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ống CT y tế nhập khẩu từ Mỹ và Ấn Độ. Bộ này sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm soát xuất khẩu đối với 7 loại đất hiếm trung bình và nặng, gồm samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium.Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và nhiều nền kinh tế lớn khác cũng nằm trong danh sách chịu mức thuế mới từ Mỹ. Thay vì đưa ra biện pháp đáp trả thuế quan, EU và một số nước đang cân nhắc các phương án đàm phán. Ủy viên thương mại EU, ông Maros Sefcovic, tuyên bố khối này sẽ có phản ứng "bình tĩnh, theo từng giai đoạn và thống nhất"” song khẳng định EU sẽ hành động. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba kêu gọi cách tiếp cận "bình tĩnh" trong đàm phán với Tổng thống Donald Trump, cho dù các biện pháp thuế của Mỹ hiện nay đang tạo ra “khủng hoảng quốc gia” đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Anh Keir Starmer khẳng định sẽ làm "mọi điều cần thiết" để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thủ tướng Starmer nhắc lại rằng ông sẽ có cách tiếp cận "bình tĩnh" đối với thuế quan thay vì trả đũa ngay lập tức, nói thêm rằng "tất cả các phương án vẫn đang được cân nhắc".
Tương tự, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi Parks Tau và Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế Ronald Lamola cho biết nước này lựa chọn giải pháp ngoại giao thay vì trả đũa sau chính sách áp thuế đối ứng của Tổng thống Trump đối với hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Nam Phi.
Trong khi đó, một số nước như Pháp và Đức cho biết đang cân nhắc các biện pháp đáp trả, bao gồm đánh thuế các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Thị trường toàn cầu phản ứng tiêu cực với chính sách thuế quan của Mỹ. Theo dữ liệu từ Dow Jones Market Data, chứng khoán Mỹ “bốc hơi” khoảng 5.000 tỷ USD trong hai phiên giao dịch ngày 3/4 và 4/4 vừa qua, đánh dấu hai ngày sụt giảm giá trị thị trường lớn nhất trong lịch sử. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu cũng đồng loạt giảm điểm mạnh.
Giới chuyên gia cảnh báo các biện pháp này có thể làm tăng chi phí hàng hóa, đẩy lạm phát lên cao và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định các mức thuế toàn cầu mới của Tổng thống Donald Trump đánh dấu "đợt tăng thuế quan sâu rộng nhất kể từ Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930" – đạo luật thường được nhắc tới như nguyên nhân châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn cầu và làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc sau khi Tổng thống Trump công bố chính sách thuế mới
07:53' - 03/04/2025
Chiều 2/4, thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến xu thế giảm điểm bao trùm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công bố áp thuế đối ứng nhằm vào hàng chục đối tác thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.