Tòa án Nhật Bản bác đề nghị bảo lãnh tại ngoại của cựu Chủ tịch Nissan
Ngày 15/1, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) đã bác đề nghị bảo lãnh tại ngoại của cựu Chủ tịch tập đoàn sản xuất ô tô Nissan Motor Carlos Ghosn, sau khi các công tố viên hồi cuối tuần trước cáo buộc ông này thêm 2 tội danh sai phạm tài chính.
Như vậy, ông Ghosn tiếp tục bị giam tại Tokyo kể từ khi ông bị bắt giữ lần đầu tiên hồi tháng 11/2018.
Ban đầu cựu Chủ tịch Nissan Motor bị cáo buộc kê khai thu nhập cá nhân tại Nhật Bản thấp hơn so với con số thực tế 5 tỷ yên (46 triệu USD) trong 5 năm (tính đến tháng 3/2015).
Ngày 11/1 vừa qua, các công tố viên cáo buộc ông Ghosn thêm 2 tội danh gồm tiếp tục hành vi sai trái này trong 3 năm sau đó (đến tháng 3/2018) và lạm dụng tín nhiệm liên quan việc chuyển các khoản thua lỗ đầu tư cá nhân sang cho hãng Nissan.
Phát biểu tại cuộc họp báo cuối tuần trước, luật sư trưởng bào chữa cho cựu Chủ tịch Ghosn cho biết thân chủ của ông có thể tiếp tục bị tạm giam ít nhất thêm 6 tháng nữa cho đến khi diễn ra phiên tòa tiếp theo do tính phức tạp của vụ việc liên quan các tài liệu bằng tiếng Nhật và tiếng Anh.
Trước đó, Tòa án quận Tokyo đã bác đơn của các luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch Ghosn xin chấm dứt lệnh tạm giam đối với ông này.
Trong phiên tòa diễn ra ngày 8/1 tại Tokyo, ông Ghosn đã khẳng định mình vô tội và cho rằng các cáo buộc ông vi phạm luật tài chính là "vô căn cứ". Ông Ghosn cũng phản đối việc ông bị giam giữ kéo dài.
Đây là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Ghons kể từ khi bị bắt ngày 19/11/2018 với cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính, thao túng các hồ sơ tài chính và báo cáo không đầy đủ thu nhập cá nhân.
Ngày 10/12/2018, nhà chức trách Nhật Bản đã phát lệnh bắt giữ mới đối với ông sau khi các công tố viên có thêm cáo buộc ông che giấu khoản thù lao 4 tỷ yen (35,5 triệu USD) trong các báo cáo chứng khoán của công ty.
Kể từ đó đến nay, nhà chức trách Nhật Bản đã nhiều lần gia hạn tạm giữ ông Ghosn. Lệnh gia hạn tạm giữ gần đây nhất được đưa ra ngày 31/12/2018, trong đó buộc tội ông này lạm dụng tín nhiệm, gây thiệt hại cho hãng Nissan tới 1,8 tỷ yen (hơn 100 triệu USD) trong năm 2008. Nếu bị kết tội, ông Ghosn có thể đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù và bị phạt 10 triệu yen (hơn 88.000 USD).
Ông Carlos Ghosn (mang 3 quốc tịch Pháp, Brazil và Liban) là người đứng đầu liên minh sản xuất ôtô gồm hãng Renault của Pháp và 2 hãng Nissan, Mitsubishi của Nhật Bản.
Ông được xem là nhân vật quyền lực nhất nhì ngành xe hơi Nhật Bản khi từng giữ vai trò quan trọng giúp Nissan vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong thập niên 90 của thế kỷ trước, cũng như hỗ trợ Mitsubishi chống chọi với thời kỳ kinh doanh giảm sút sau khi hãng này bị cáo buộc làm giả số liệu về chỉ số tiêu thụ nhiên liệu.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nissan Việt Nam khai trương đại lý 1S Nissan Tây Hồ
16:27' - 15/01/2019
Để mở rộng hoạt động của mình, Công ty TNHH Nissan Việt Nam và Công ty TNHH TCIE Việt Nam đã khai trương đại lý Nissan Tây Hồ tiêu chuẩn 1S tại số 189 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án bác đơn xin chấm dứt việc giam giữ đối với cựu Chủ tịch Nissan
14:42' - 09/01/2019
Ngày 9/1, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) đã bác đơn kiến nghị từ các luật sư của cựu Chủ tịch tập đoàn sản xuất ô tô Nissan Motor Carlos Ghosn về việc chấm dứt lệnh tạm giam đối với ông này.
-
Doanh nghiệp
CEO Nissan: Liên minh Nissan với Tập đoàn Renault không bị đe dọa
17:39' - 07/01/2019
Giám đốc điều hành (CEO) công ty sản xuất ô tô Nissan Motor Co. của Nhật Bản, ông Hiroto Saikawa, khẳng định liên minh giữa Nissan với Tập đoàn Renault của Pháp không bị đe dọa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.