Tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch của các quốc gia châu Âu sẽ không đồng đều
Theo giới phân tích, các nền kinh tế châu Âu dự kiến sẽ chịu sự sụt giảm trong năm nay vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn đà lây lan của dịch này. Nhưng đà phục hồi của các quốc gia sẽ khác nhau rõ rệt.
Trong một báo cáo nghiên cứu mới công bố ngày 27/4, ngân hàng Morgan Stanley dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức – nền kinh tế lớn của khu vực Bắc Âu trong quý cuối cùng của năm 2021 dự kiến sẽ thấp hơn 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.Nhưng trong cùng giai đoạn, GDP của hai đại diện từ Nam Âu là Italy và Tây Ban Nha dự kiến sẽ thấp hơn lần lượt là 9,2% và 7,7%.
Morgan Stanley cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp Đức sẽ đạt mức trung bình 3,5% trong năm tới, còn tỷ lệ thất nghiệp của Italy là 13% và Tây Ban Nha là 17%. Nhìn chung nước Đức – cường quốc công nghiệp của khu vực Bắc Âu - sẽ phục hồi sau dịch COVID-19 tốt hơn các quốc gia Nam Âu cùng khối. Giới quan sát nhận định một trong những lý do cho sự khác biệt trong tốc độ phục hồi này là Đức không đóng cửa nhà máy nhiều như tại Italy và Tây Ban Nha. Theo cuộc điều tra do Viện nghiên cứu kinh tế Ifo thực hiện tuần trước, trong khi việc đóng cửa nhà máy là chuyện bình thường tại hai quốc gia Nam Âu trên, chỉ 1/5 các nhà chế tạo của Đức dừng hoạt động các nhà máy trong những tuần qua. Bên cạnh đó, các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội được bắt đầu sớm hơn ở Italy và Tây Ban Nha so với Đức, song chúng cũng dự kiến sẽ kéo dài hơn so với quốc gia Bắc Âu. Việc Đức không có sự phụ thuộc lớn vào ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19, cũng giúp đảm bảo tốc độ hồi phục của nền kinh tế này. Số liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới cho thấy du lịch đóng góp tới 13% vào GDP của Italy và 15% vào GDP của Tây Ban Nha, nhưng con số này của Đức là chỉ 9%. Một yếu tố cần chú ý khác là các doanh nghiệp công nghiệp hạng trung – bộ phận hình thành nên “xương sống” của kinh tế Đức - đã xây dựng “bộ đệm” tài chính lớn trong suốt thập kỷ qua. Ngoài ra, các chi nhánh của họ tại Trung Quốc cũng giúp những doanh nghiệp này “bắt nhịp” lối sống với dịch COVID-19 nhanh hơn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Đức dựa khá nhiều vào thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, do vậy ngành này có thể chịu áp lực trong nhiều tháng hoặc nhiều năm tới. Ngành công nghiệp ô tô của Đức cũng phải đối mặt với những thách thức dài hạn, bao gồm sự gia tăng hiện diện của xe điện, nơi các nhà sản xuất và nhà cung cấp ô tô Đức tụt hậu so với các đối thủ như Tesla của Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
WHO hối thúc châu Âu duy trì các biện pháp mạnh chống COVID-19
11:18' - 28/04/2020
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước châu Âu tuân thủ quy trình phát hiện, cách ly, xét nghiệm và điều trị tất cả các bệnh nhân COVID-19.
-
Chuyển động DN
Các hãng sản xuất ô tô ở châu Âu khôi phục hoạt động
14:18' - 27/04/2020
Các hãng sản xuất ô tô ở châu Âu bắt đầu nối lại hoạt động trong bối cảnh chính phủ các nước dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại do dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Các nước châu Âu từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa
13:26' - 27/04/2020
Một số nước châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa - được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
-
Kinh tế Thế giới
Tình hình dịch bệnh ở châu Âu có xu hướng lắng dịu
08:26' - 27/04/2020
Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở châu Âu đang có xu hướng lắng dịu khi số ca tử vong giảm xuống ở một số quốc gia vốn được coi là tâm dịch của "lục địa già".
-
Ngân hàng
Các ngân hàng thương mại lớn nhất châu Âu chưa đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris
16:42' - 26/04/2020
Đánh giá nỗ lực 20 ngân hàng thương mại lớn nhất châu Âu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tổ chức ShareAction cho rằng nhóm thể chế tài chính này đã đạt tiến bộ trong vài năm, song chưa đủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.