Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam cao nhưng giá trị còn thấp
Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao nhất nhì khu vực. Tuy nhiên, khoảng cách về giá trị tuyệt đối của năng suất lao động Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước, nên việc thu hẹp khoảng cách về giá trị tuyệt đối có thể nói là rất khó.
Chính vì vậy, Chính phủ quyết tâm thu hẹp khoảng cách về giá trị và xác định đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; đồng thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1305/QĐ-TTg (ngày 8/11/2023) phê duyệt Chương trình hành động về tăng năng suất lao động đến năm 2030, với mục tiêu đặt ra rất cụ thể từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải đạt trên 6,5%/năm; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,5 - 7%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7 - 7,5%/năm; khu vực dịch vụ tăng 7 - 7,5%/năm.Theo đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành trong việc cải thiện và tăng năng suất lao động. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia vào năm 2025; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp ban hành tại Chiến lược Tổng thể phát triển khu vực dịch vụ; đồng thời, chủ trì thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động trong bối cảnh mới.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cơ chế, chính sách hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại các đô thị có tiềm năng; phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động cấp quốc gia, cấp vùng, cấp ngành. "Đây là những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết định sống còn đến sự phát triển bền vững, vì một khi năng suất lao động thấp thì thu nhập của người lao động "ráo mồ hôi là hết tiền". Hiện, người lao động vẫn chủ yếu làm việc ở khu vực phi chính thức, làm việc thời vụ khi doanh nghiệp có đơn hàng", ông Nam cho hay.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 51,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm, tăng trên 174.000 người so với cùng kỳ năm 2023. Số người lao động trong độ tuổi có việc làm tăng là điều đáng mừng, tuy nhiên, mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung trên dưới 600.000 người do sinh cơ học. Vì vậy, Chính phủ cần phải có cơ chế, chính sách tạo việc làm nhiều hơn, đặc biệt là lao động chính thức, lao động được đào tạo, lao động có tay nghề.
Hiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt khoảng 7,6 triệu đồng, tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng lên ở hầu hết các ngành kinh tế, nhưng mức độ tăng cao chủ yếu tập trung vào một số ngành như: bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Còn thu nhập của người dân ở những ngành còn lại có tăng, song nếu trừ đi lạm phát thì thu nhập thực tế tăng không đáng kể, nhất là khu vực phi chính thức (chiếm 64,8% tổng số lao động có việc làm của cả nước). Thực tế trên cho thấy, thị trường lao động thiếu bền vững, vì hiện vẫn còn 933.000 người lao động thiếu việc làm, tăng 26.400 người so cuối năm 2023 và tăng 47.200 người so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân có thể kể ra một số hạn chế lớn nhất trên thị trường lao động hiện nay như: chất lượng cung lao động vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng cho cầu của thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập, khi vẫn còn 37,8 triệu người lao động chưa qua đào tạo. "Có thể nói, đây là hạn chế rất lớn trên thị trường lao động hiện nay. Không những thế, thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng, khi số lao động phi chính thức làm công việc bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không được đóng bất cứ loại bảo hiểm bắt buộc nào (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp)", ông Nam cho hay. Hiện, khoảng 8% số thanh niên đang thất nghiệp và 4,3% tổng số lao động, tương đương với 2,3 triệu người không sử dụng hết tiềm năng cả thời gian và năng lực cũng là những hạn chế của thị trường lao động Việt Nam.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo hiểm y tế dành cho cho thân nhân của lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
17:32' - 12/06/2024
Tỉnh Yamanashi của Nhật Bản đã công bố chương trình bảo hiểm thân nhân đầu tiên dành cho lao động Việt Nam đang làm việc tại tỉnh này.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam góp phần cải thiện cuộc sống người lao động Lào
11:39' - 12/06/2024
Với trên 240 dự án có tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD tại Lào, doanh nghiệp Việt Nam đang góp phần cải thiện cuộc sống người lao động ở đất nước này.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt
11:57' - 09/06/2024
Số lượng người dân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên trong tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Biến Nghị quyết 57 thành hiện thực, với những sản phẩm cụ thể
09:37'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề cao vai trò của Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland
09:26'
Từ ngày 16-20/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã gặp Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS) và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
08:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị công bố dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy Quốc hội
22:16' - 17/03/2025
Thủ tướng đề nghị Đảng ủy Quốc hội tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 18, Chỉ thị số 35, Nghị quyết số 57, Kết luận số 123 bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể...
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo “làn xanh” đặc biệt cho Dự án xây dựng quảng trường phía Đông hồ Hoàn Kiếm
22:11' - 17/03/2025
Phạm vi ranh giới, phía Tây giáp hồ Hoàn Kiếm, phía Bắc giáp khu dân cư, phía Đông giáp phố Lý Thái Tổ, phía Nam giáp phố Trần Nguyên Hãn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài trong Quý II/2025
18:45' - 17/03/2025
Chiều 17/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh phương án làm việc mới
18:20' - 17/03/2025
Bộ Công Thương cam kết tăng cường phối hợp với địa phương nhất là trong xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến chuyên môn, chế độ chính sách cho công chức, cán bộ quản lý thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần II)
17:42' - 17/03/2025
Để kinh tế tư nhân phát triển, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần I)
17:24' - 17/03/2025
Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.