Tối đa hóa những lợi ích của Hiệp định EVFTA
Hội thảo nhằm đưa ra các khía cạnh thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu trong việc triển khai Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) hiện nay. Đồng thời, chia sẻ những câu chuyện thành công cũng như những khó khăn còn tồn đọng, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Các giải pháp đề xuất nhằm tối đa hóa những lợi ích của Hiệp định EVFTA cũng được đưa ra thảo luận trong sự kiện lần này.
* Thay đổi trong xuất khẩu Tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào thời điểm đặc biệt, khi kinh tế hai bên và cả thế giới đang phải vật lộn để vượt qua những khó khăn từ dịch COVID-19. Vì vậy, Hiệp định EVFTA lại gánh thêm những kỳ vọng khác, trở thành một trong những động lực để các doanh nghiệp và nền kinh tế hai bên. Kể từ khi có hiệu lực ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA đã cho thấy những đóng góp có ý nghĩa trong phát triển kinh tế giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là sự tăng trưởng của Việt Nam. Những thay đổi trong quan hệ xuất nhập khẩu song phương là minh chứng điển hình. Trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trong 7 tháng năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 5,9% so với cùng kỳ 2019. Nhưng khi hiệp định có hiệu lực, trong 5 tháng cuối năm 2020, trong khi nhập khẩu của EU từ thế giới sụt giảm tới 20%, thì EU nhập khẩu từ Việt Nam tăng 3,8%. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là nhóm hàng nông sản. Ở chiều ngược lại, Hiệp định EVFTA cũng thúc đẩy mạnh nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, với các sản phẩm như: linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị…là thế mạnh của EU và cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho Việt Nam.Nếu như năm 2020, nhập khẩu từ EU của Việt Nam tăng 4,3%, thì 6 tháng đầu năm 2021 con số này là 19,8%. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của các Hiệp định thương mại tự do khác.
Theo VCCI, tỷ lệ này gấp 2 lần tỷ lệ sử dụng Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); gấp 7 lần Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA); gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm đầu. 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA tiếp tục tăng 29%.
Về đầu tư, với những cam kết về quản trị minh bạch từ Hiệp định EVFTA và những cam kết tạo môi trường thương mại đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai bên, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU. Qua đó, tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên. Tính đến tháng 6 năm 2021, EU có 2.221 dự án, tăng 142 dự án so với cùng kỳ năm 2020, từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD, tăng 449 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020. *Trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp “Sau những thành công bước đầu trong thực thi EVFTA, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới khó khăn hơn, thách thức hơn dưới áp lực chưa từng có của dịch COVID-19 ở Việt Nam”, Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc nói. Theo ông Lộc, để xử lý tất cả những nguy cơ cả hiện hữu và trong tương lai này thì cần giải pháp từ cả chính sách của Nhà nước và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Trong các giải pháp đó, nếu khai thác hiệu quả các khía cạnh thích hợp từ Hiệp định EVFTA có thể đóng góp và là một trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp trong các nỗ lực vượt qua dịch bệnh. Chẳng hạn như: lợi thế về thuế quan trong Hiệp định EVFTA có thể là một lực hấp dẫn quan trọng để thu hút các khách hàng EU quay trở lại với Việt Nam sau thời gian đỉnh dịch. EVFTA tạo cho Việt Nam lợi thế cực kỳ đáng kể trong cạnh tranh với các đối thủ khác ở thị trường EU.Hiện tại ngoài Việt Nam, EU mới chỉ có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 3 nền kinh tế ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore; trong đó, không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào với Việt Nam.
Nếu xuất khẩu sang EU qua Hiệp định EVFTA có thể giữ được nhờ lợi thế giá, đặc biệt trong lĩnh vực nông thủy sản, thì tiềm năng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất sau dịch. Đồng thời, thu hút người lao động trở lại cũng như thúc đẩy khôi phục nguồn nguyên liệu. Cũng như vậy, các lợi thế từ thuế quan trong nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu cho sản xuất từ EU theo Hiệp định EVFTA có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí; tăng năng suất lao động, cải thiện hiệu quả cạnh tranh. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang EU trong năm 2020 -2021 đã đạt được những thành quả và đối mặt với nhiều thách thức đến từ Brexit, dịch COVID-19 và việc ngành thủy sản Việt Nam bị áp thẻ vàng IUU. Vương quốc Anh từng là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong EU với giá trị nhập khẩu thủy sản đạt từ 280-330 triệu USD. Dịch COVID-19 gây ra đứt gãy trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, đặc biệt trong khu vực logistics do thiếu container, ách tắc trong vận chuyển tới các nước EU và nhu cầu về thủy sản giảm mạnh trên nhiều thị trường trong đó có EU. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ tháng 7, việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và thắt chặt phòng chống dịch ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong hai tháng qua, nguồn cung sản phẩm thô và công suất chế biến giảm từ 40-50% so với giai đoạn trước. Nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định IUU, đặc biệt trong việc xin chứng nhận về nguồn gốc nguyên liệu thô từ hoạt động đánh bắt.Hiệp định EVFTA đã góp phần đáng kể trong những thành quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện có tới 50% các dòng thuế giảm về mức 0% trước năm 2020 bao gồm thuế suất với các mặt hàng chính như: tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc.
7 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm và hải sản tăng mạnh do nhu cầu thị trường tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và thuế ưu đãi cho các sản phẩm làm từ nguyên liệu trong nước. Xuất khẩu tôm tăng 26%, hải sản tăng 23%. Xuất khẩu cá tra giảm 13% do chi phí đầu vào cao trong khi giá xuất khẩu lại không tăng. Dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nguyên liệu thô, làm giảm cơ hội tận dụng các dòng thuế ưu đãi. Nhiều mặt hàng thủy sản như cá ngừ, mực và bạch tuộc được hưởng thuế suất 0% từ năm 2020 nhưng do thiếu nguyên liệu đầu vào và phải nhập khẩu nên không tận dụng được ưu đãi. Trong năm tháng cuối của năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU dự báo tiếp tục bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Theo kịch bản tích cự nhất là dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Nam, xuất khẩu trong tháng 8 và tháng 9 sẽ giảm sâu từ 25-30% so với cùng kỳ năm trước và sau đó hồi phục dần vào tháng 3 năm 2022. Kết quả xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm 2021 sẽ có thể giảm ít nhất 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 3,66 tỷ USD. Vì vậy, đến cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản có thể đạt 8,6 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020./.- Từ khóa :
- hiệp định evfta
- vasep
- vcci
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thành lập nhóm tư vấn trong nước theo quy định trong Hiệp định EVFTA
21:08' - 19/08/2021
Nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group - DAG) Việt Nam đã được thành lập theo quy định tại Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong Hiệp định EVFTA.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cà phê được lợi nhờ EVFTA
09:46' - 06/08/2021
Kim ngạch xuất khẩu cà phê 7 tháng năm 2021 của tỉnh Gia Lai đạt tới ngưỡng 210 triệu USD, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Trái ngọt EVFTA thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU
19:25' - 02/08/2021
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là 1 trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.