Tỏi Lý Sơn đã mất mùa, còn rớt giá thê thảm
Nông dân huyện đảo Lý Sơn đã bắt đầu vào vụ thu hoạch tỏi, loại cây trồng đã từng được coi là “vàng trắng” của đảo tiền tiêu này. Tuy nhiên, nông dân nơi đây lại phải đối mặt với một vụ mùa kém vui khi tỏi vừa mất mùa, vừa rớt giá.
Tại cánh đồng của xã An Hải, huyện Lý Sơn, nhiều hộ dân đã thu hoạch tỏi. Tuy nhiên, tâm trạng chung của những nông dân này đều không vui khi tỏi năm nay mất mùa. Đang tận thu những cây tỏi còn sót lại trên thửa ruộng của gia đình, chị Phạm Thị Mỹ, xã An Hải cho biết, nguyên nhân tỏi năm nay mất mùa là do nắng nóng, thiếu nước tưới, sâu bệnh.Từ trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đến nay trên địa bàn huyện Lý Sơn gần như không có mưa, nên bà con phải thường xuyên tưới nước cho cây tỏi. Mỗi lần tưới nước đều phải trả tiền nước, điện là 120.000 đồng/lần. Không chỉ vậy, đợt này do sương mù nhiều nên cây tỏi có nhiều sâu bệnh, đặc biệt là bệnh rầy nên tỏi bị úa vàng, thối gốc.
Tỏi không chỉ mất mùa, mà còn rớt giá thê thảm. Nếu như thời điểm này năm 2018, tỏi tươi được mua với giá 50.000 đồng/kg thì hiện nay tỏi lại chỉ được thu mua với giá từ 15.000-17.000 đồng/kg. “Nếu tính chi phí giống, cát, các loại thuốc, điện nước thì mỗi sào đã tốn từ 12-15 triệu đồng. Với thực trạng cây tỏi của gia đình tôi năm nay thì chắc chắn bị lỗ vốn. Đặc biệt, giá tỏi không chỉ thấp mà còn ít thương lái thu mua. Bởi hiện nay số tỏi khô vẫn còn tồn đọng trong gia đình một số hộ dân cũng như các cơ sở thu mua”, bà Nguyễn Thị Trúc, cho biết. Huyện đảo Lý Sơn có gần 4.000 hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với khoảng 3.200 ha đất sản xuất hành, tỏi. Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, cho biết giá tỏi thấp là do hiện nay gần như địa phương nào cũng trồng được tỏi nên đáp ứng được nhu cầu của địa phương mình; nhiều cá nhân đưa tỏi từ các địa phương khác về trà trộn để bán dưới thương hiệu tỏi Lý Sơn làm ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín đối với người tiêu dùng. Tỏi Lý Sơn là một mặt hàng nông sản của huyện đảo Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu nhãn hiệu tập thể từ năm 2009. Tuy nhiên, thời gian gần đây mặt hàng này bị ứ đọng số lượng lớn. Do đó, để bảo vệ thương hiệu cho tỏi Lý Sơn, bà Hương cho hay, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp như: vận động người dân, các chủ tàu thuyền không chở tỏi từ nơi khác ra huyện đảo Lý Sơn; thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh tỏi và yêu cầu phải có bảng phân định rõ ràng giữa tỏi Lý Sơn và tỏi địa phương khác để người tiêu dùng yên tâm.Ngoài ra, để cho việc phát triển tỏi bền vững, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, huyện Lý Sơn đang hợp đồng với một đơn vị tư vấn để xây dựng chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn. Hi vọng, cuối năm 2019 chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn được công nhận thì đây là bước để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng, đồng thời góp phần giúp người dân huyện đảo có thêm thu nhập.
Cũng là tỏi Lý Sơn, nhưng hiện tại có anh Nguyễn Văn Định, thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đang trồng, kinh doanh tỏi “sạch 100%” đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Sự khác biệt trong cách trồng tỏi của anh Định là dùng mùn rác hữu cơ của nhà máy rác thay cho phân hóa học. Ngoài lớp phân mùn (rải giữa 2 lớp đất thịt và cát trước khi xuống giống) mua với giá 600 đồng/kg, với số lượng sử dụng 500-700 kg/sào, sau đó chỉ tưới nước, chăm sóc chứ không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Đầu tư theo kiểu này chỉ tốn khoảng 8 triệu đồng/sào nhưng năng suất tỏi không bị giảm. Sản lượng tỏi ước đạt 600- 700kg tỏi tươi/sào.Hiện, tỏi sạch được anh Định bán với giá hơn 200.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Anh Định cho biết, trong thời gian tới, anh sẽ tăng diện tích và liên kết với một số hộ dân trên đảo để trồng theo hướng mới này./.
>>> UBND huyện Lý Sơn đề nghị đính chính thông tin vi phạm nhãn hiệu tỏi Lý Sơn
- Từ khóa :
- lý sơn
- tỏi lý sơn
- huyện đảo lý sơn
- mất mùa
- tỏi sạch
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhiều nông sản đặc sản phục vụ người tiêu dùng đón Tết
11:36' - 25/01/2019
Hội chợ cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được sản xuất theo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải bài toán phân phối nông sản - Bài 2: Tạo sự khác biệt sản phẩm để cạnh tranh
10:31' - 11/11/2018
Mặc dù là quốc gia xuất siêu các mặt hàng nông sản nhưng giá trị nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng năm cũng không nhỏ, làm tác động mạnh lên giá thành sản xuất sản trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế số
Vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp
11:57'
Việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế số
Hải Phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến
21:18' - 29/06/2025
Hải Phòng đặt chỉ tiêu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình...
-
Kinh tế số
Nhà xe Phương Trang trúng thầu 35/37 tuyến xe buýt ở TP. Hồ Chí Minh
18:17' - 24/06/2025
Trong 37 tuyến xe buýt trúng đấu thầu lần này ở Tp Hồ Chí Minh, Công ty xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines trúng thầu 35 tuyến và Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải sinh thái Vinbus trúng thầu 2 tuyến.
-
Kinh tế số
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Công nghiệp Công nghệ số
16:31' - 14/06/2025
Ngày 14/6, Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành một luật riêng về lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.