Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư. * Tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá đạt kết quả tích cực Tỉnh Đồng Tháp, vùng đất Sen hồng - nơi không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên trời phú mà còn được biết đến với một nền văn hóa đa dạng, đa sắc màu với con người thân thiện, chân chất, hào sảng, mến khách. Đồng Tháp là địa phương chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, sáng tạo, nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ và đạt kết quả nổi bật. Diện mạo nông thôn, đô thị khang trang, hiện đại. Thu nhập và mức sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 4/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế hoạch 5 năm: Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,08%; có 30 giường bệnh/1 vạn dân; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 42,6% xã nông thôn mới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10,2% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành lập mới 37 hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Tỉnh có 6/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang thực hiện, khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch 5 năm: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động qua đào tạo; có 10,4 bác sĩ/1vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý. Tuy nhiên, tỉnh có 5/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kỳ vọng, dự báo khó đạt kế hoạch 5 năm, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân; GRDP bình quân/người; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tỷ lệ đô thị hóa. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 3/3 chỉ tiêu công tác xây dựng Đảng đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ được quan tâm thực hiện, đạt kết quả tốt. Phát triển Đảng được quan tâm, đạt kết quả tốt. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tập trung thực hiện hiệu quả, nhân dân đánh giá cao và tin tưởng. Công tác dân vận có nhiều đổi mới, phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền địa phương. Công tác cán bộ, sắp xếp bộ máy đã và đang triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 279-KH/TU về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng bảo đảm đúng tiến độ; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai đến các cấp ủy, tổ chức đảng cơ sở. Tỉnh đã thành lập các Tiểu ban, các Tổ giúp việc, Tổ biên tập và ban hành kế hoạch, thông báo phân công các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030. Hiện nay, các tiểu ban đang triển khai thực hiện các phần việc bảo đảm tiến độ của kế hoạch để kịp thời tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. * Huy động mọi nguồn lực, thế mạnh đặc trưng để bứt phá Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua. Gợi mở tiềm năng với một số lợi thế mới nổi như: Lợi thế vị trí địa lý và khả năng kết nối giao thông, tiềm năng về con người và nguồn nhân lực, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tỉnh huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đất nước. Đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển bền vững ngành Nông nghiệp để làm trụ đỡ cho nền kinh tế. Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong trong đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực kinh tế mới: Kinh tế sinh thái, kinh tế nước ngọt, nông nghiệp thích ứng, vận tải đa phương thức, chăm sóc sức khỏe… Để hiện thực hóa tầm nhìn, Tổng Bí thư nêu rõ, Đồng Tháp cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò nêu gương; có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh; phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung. Đồng thời, quan tâm quán triệt, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị. Tỉnh cần quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao vốn con người; kết hợp tài nguyên bản địa với công nghệ, kiến thức và quản trị tiên tiến nhằm đưa kinh tế Đồng Tháp tiến lên những nấc cao hơn của chuỗi giá trị. Trên cơ sở những tiềm năng là lợi thế của tỉnh, Tổng Bí thư yêu cầu, tỉnh tập trung phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và bền vững; đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Nhấn mạnh năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tổng Bí thư đề nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có giải pháp quyết liệt, dứt điểm để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2025, tập trung phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập của nhân dân. Tập trung các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống của người dân. Khẳng định các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Đồng Tháp là rất xác đáng, thiết thực, xuất phát từ thực tiễn địa phương, khát vọng "vươn mình" của cả Đảng bộ tỉnh, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương cũng đã có ý kiến trao đổi trên nguyên tắc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa, cùng đồng hành với sự năng động, sáng tạo, đột phá của tỉnh Đồng Tháp. Tổng Bí thư tin tưởng, thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa tỉnh Đồng Tháp ngày càng phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, xứng đáng với hình ảnh, văn hóa và con người Đồng Tháp "nghĩa tình, năng động, sáng tạo". *Trước đó, trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương, viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh. Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một tấm gương hiếu học, một nhà nho yêu nước, thương dân, người có công sinh thành, giáo dục, hình thành một nhân cách lớn, một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác nguyện tiếp tục học tập và noi theo tấm gương sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tất cả vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã viết sổ lưu niệm và trồng cây tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/2/1977. Đến ngày 9/4/1992, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một trong những điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp, một địa chỉ đỏ để tổ chức sinh hoạt về nguồn, giáo dục truyền thống lịch sử và lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.Tin liên quan
-
Đời sống
Đồng Tháp tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
19:38' - 28/11/2024
Từ lâu, sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, số lượng sếu đầu đỏ tìm về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng giảm.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu thành khu kinh tế tổng hợp
11:30' - 19/11/2024
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp sẽ được phát triển trở thành khu kinh tế tổng hợp, gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12'
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49'
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47'
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị sẵn sàng để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 12
20:40'
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ
19:01'
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được thêm nhiều đối tác và cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu để tăng trưởng kinh tế hai con số
18:27'
UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời ưu tiên các nhiệm vụ để tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
“Nghị quyết 68: Cú hích lịch sử đưa kinh tế tư nhân thành trụ cột”
18:24'
Nghị quyết 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội
18:15'
Chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chính sách ưu đãi nhà khoa học - cú hích cho đổi mới sáng tạo
17:09'
Được hưởng 30% từ phần thu nhập mang lại do kết quả nghiên cứu. Đây là một chính sách tiến bộ, thể hiện rõ quan điểm coi khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước.