Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Thúc đẩy giải ngân đầu tư công tạo lan tỏa tới các khu vực kinh tế
Mặc dù, trong nửa đầu năm 2023 chưa ghi nhận có bước đột phá giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhưng trên thực tế hầu hết các địa phương trong cả nước đang rất khẩn trương, quyết liệt triển khai các dự án lớn nhằm tăng sức cầu, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác cho các quý tiếp theo trong năm 2023.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của đầu tư công và đóng góp trong tăng trưởng kinh tế cũng như những giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này trong cả năm 2023, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương xung quanh nội dung này.Phóng viên:Thưa bà, đầu tư công có vai trò và đóng góp như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế trong thực trạng khó khăn, thách thức của kinh tế nước ta năm 2023?
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Kinh tế quý II/2023 tăng trưởng 4,14%, cao hơn mức tăng 3,28% của quý I/2023 cho thấy rõ nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả.Trong đó, sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, đặc biệt trong quý II/2023, chính là điểm sáng, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2023.
Vốn từ ngân sách Nhà nước (đầu tư công) thực hiện quý II/2023 ước đạt trên 140,4 nghìn tỷ đồng, bằng 19,93% kế hoạch năm, tăng 52,8% so với quý I/2023 và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 13% kế hoạch năm). Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, vốn từ ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 232,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch năm và tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng thực hiện đầu tư công 6 tháng 2023 đạt trên 232,2 nghìn tỷ đồng là rất lớn, thể hiện rõ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án/công trình ngay từ các tháng đầu năm. Đặc biệt là từ quý II/2023, khối lượng giải ngân đầu tư công góp phần tăng sức cầu của nền kinh tế, lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2023, tạo đà tích cực cho các quý tiếp theo trong năm 2023. Phóng viên: Theo bà, kết quả tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công có được từ sự đóng góp của các yếu tố nào? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Kết quả đạt được là do năm 2023 là năm có kế hoạch vốn đầu tư công rất lớn bao gồm cả vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thành thủ tục, đến thời điểm này sẽ tập trung triển khai thực hiện. Nhiều dự án khác trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 xong thủ tục, quy trình sẽ tạo thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công năm nay tích cực hơn các năm trước. Bên cạnh đó, các bộ ngành và địa phương đã chủ động, tích cực tập trung triển khai phân giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 kịp thời, đáp ứng được yêu cầu dự án có thể thực hiện và giải ngân ngay từ các tháng đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Cùng với đó, nhiều bộ, ngành và địa phương đã giao từng đầu việc cụ thể cho mỗi sở, ban, ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tiến độ cam kết, từ đó đã thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công từ sớm, từ xa. Hơn nữa, một số người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp địa phương đã chủ động tập trung chỉ đạo xử lý các vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia. Không những thế, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã có ý thức tập trung triển khai thực hiện ngay các dự án/công trình được giao kế hoạch vốn năm 2023, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ngay từ các tháng đầu năm. Ngày 14/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 235/QĐ_TTg thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công tai các bộ ngành và địa phương. Các Tổ công tác đã quyết liệt kiểm tra, đôn đốc, tìm giải pháp tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó, ngày 23/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.Phóng viên: Theo bà, giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm?
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Tính hết 6 tháng vẫn còn một khối lượng rất lớn trên 62% - 67% kế hoạch vốn cần thực hiện để đạt được mục tiêu tại Chỉ Thị 08 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đề ra và giải ngân từ 95%-100% kế hoạch vốn năm 2023. Theo đó, đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2023, tạo động lực đóng góp tăng trưởng kinh tế, Tổng cục Thống kê đề xuất cần tập trung vào các giải pháp sau: Chính phủ cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng, ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản... Bởi một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần bám sát, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo bộ, ngành, UBND tỉnh trực tiếp phụ trách từng nhóm dự án cụ thể để kiểm tra đôn đốc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Tôi cũng cho rằng, các bộ, ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; Chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công. Nếu vượt quá thẩm quyền thì cần tổng hợp, báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để kịp xem xét, giải quyết sớm. Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của bộ ngành, địa phương theo quy định, để bảo đảm thực hiện và giải ngân hết số vốn đã được giao. Mặt khác, các bộ, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm, nêu gương người đứng đầu. Có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gậy khó khăn, cản trợ, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, không để vướng mắc kéo dài không giải quyết, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực vốn. Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công; đồng thời, cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng đảm bảo đúng quy định của Luật Xây dựng. Đây là cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư của dự án, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công... Phóng viên: Xin cám ơn bà!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương thúc tiến độ lập quy hoạch tỉnh và nâng cao chất lượng đầu tư công
21:16' - 07/07/2023
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh và nâng cao chất lượng đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đứng đầu các tỉnh trung du miền núi phía Bắc về giải ngân đầu tư công
21:00' - 07/07/2023
Trong 6 tháng qua, dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng, nhưng Lào Cai thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước, đứng thứ 1/14 các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên thông điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công và nhà ở xã hội
19:57' - 06/07/2023
Đến ngày 30/6, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới đạt 32%, so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 37% kế hoạch vốn đã phân bổ cho các dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.