Tổng thống Mỹ tiếp tục khuyến cáo Triều Tiên từ bỏ ý định tấn công Guam
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ vẫn để ngỏ một giải pháp ngoại giao trong vấn đề này.
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Trump nhấn mạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un sẽ "sớm phải hối tiếc" nếu có bất kỳ động thái nào nhằm vào Guam hay bất cứ nơi đâu thuộc lãnh thổ Mỹ hoặc đồng minh Mỹ.
Ông nêu rõ: "Nếu có bất cứ điều gì xảy ra với Guam, Triều Tiên sẽ gặp rắc rối rất, rất lớn". Ông cũng cho biết Mỹ đang xem xét "rất cẩn thận" các phương án quân sự, đồng thời bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo Kim Jong-Un nghe rõ những lời mà ông đã nói trong những ngày gần đây.
Mặc dù liên tiếp đưa ra những cảnh báo cứng rắn, song Tổng thống Trump khẳng định ông vẫn hy vọng về "một giải pháp hòa bình" để giải quyết căng thẳng hiện nay giữa hai nước.
Ông cũng cho biết sẽ có cuộc điện đàm trong ngày 11/8 (giờ Mỹ) với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về vấn đề Triều Tiên, nhấn mạnh rằng Mỹ "đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và các quốc gia khác".
Trước đó cùng ngày, trên trang Twitter cá nhân, nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo "các giải pháp quân sự hiện đã sẵn sàng nếu Triều Tiên hành động không khôn ngoan". Ông cũng nhấn mạnh hy vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "sẽ tìm ra một con đường khác".
Trong bối cảnh Tổng thống Trump liên tiếp có những cảnh báo cứng rằng đối với Bình Nhưỡng, cùng ngày, hãng AP đưa tin Mỹ đã "âm thầm" tham gia hoạt động ngoại giao "cửa sau" với Triều Tiên trong vài tháng.
AP dẫn lời các quan chức Mỹ chưa rõ danh tính cho biết các cuộc đối thoại ngoại giao có sự tham gia của đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Joseph Yun và nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên tại Liên hợp quốc Park Song Il.
Hai phía được cho là đã thảo luận nhằm đảm bảo cho việc phóng thích một sinh viên người Mỹ ở Triều Tiên hồi tháng 6. Hiện vẫn chưa rõ những cuộc tiếp xúc này có tiếp tục, hoặc có đề cập đến các vấn đề nào khác ngoài vấn đề trên hay không.
Những người thông thạo các cuộc tiếp xúc trên cho biết việc đối thoại kênh sau này cho đến nay đã không giúp giải quyết những căng thẳng liên quan đến các vũ khí hạt nhân và bước tiến trong lĩnh vực tên lửa Triều Tiên, vốn đang làm bùng phát lo ngại xung đột quân sự.
Tuy nhiên, những nhân vật này đánh giá các cuộc thảo luận phía sau hậu trường vẫn có thể là nền tảng cho cuộc đàm phán nghiêm túc hơn, trong đó có chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nếu hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ủng hộ đối thoại.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland đã lên tiếng hối thúc Mỹ và Triều Tiên kiềm chế nhằm tránh nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột thảm khốc trên Bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trước báo giới, bà Freeland cho rằng những hành động gần đây của Triều Tiên đang đe dọa đến an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới. Bà cho biết Canada vẫn đang hợp tác với các đối tác quốc tế để có thể tìm kiếm một giải pháp nhằm giảm leo thăng căng thẳng trong khu vực.
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết khi Mỹ và Triều Tiên đang không ngừng thách thức lẫn nhau liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Hôm 9/8 vừa qua, Tổng thống Mỹ đã cảnh báo cứng rắn rằng Triều Tiên sẽ phải đối mặt với “hỏa lực và cơn thịnh nộ” sau 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng. Cùng ngày, Triều Tiên tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng tên lửa chiến lược tầm trung Hwasong-12.
Một ngày sau đó, Triều Tiên thông báo chi tiết rằng quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm vào đảo Guam vào giữa tháng 8 này.
Đảo Guam có khoảng 163.000 người dân và 1 căn cứ quân sự của Mỹ gồm 1 đội tàu ngầm, 1 căn cứ không quân và nhóm phòng vệ bờ biển đồn trú. Hiện giới chức đảo Guam cùng quân đội và các quan chức Chính phủ Mỹ đang theo dõi sát các động thái của Triều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tên lửa của Triều Tiên có thể đe dọa Mỹ và đồng minh như thế nào?
07:49' - 12/08/2017
Hiện năng lực của lực lượng tên lửa Triều Tiên không chỉ đe dọa tới các đồng minh khu vực, các căn cứ quân sự Mỹ tại Guam mà còn có thể đe dọa tới nhiều bang trong lãnh thổ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc có thể kéo Triều Tiên trở lại đối thoại?
06:30' - 12/08/2017
Niềm tin mạnh mẽ của Tổng thống Moon Jae-in trong việc cải thiện quan hệ liên Triều được thể hiện qua việc ông bổ nhiệm một loạt quan chức có thiên hướng ủng hộ đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
17:49' - 11/08/2017
Tokyo đang xem xét triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa trên lãnh thổ nước này dọc theo đường bay dự kiến của các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên bắn hướng tới đảo Guam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này