Tổng thống Mỹ vẫn chưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga
Ngày 7/3, Nhà Trắng thông báo ở giai đoạn hiện nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa đưa ra quyết định về lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga như một biện pháp gia tăng trừng phạt sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Phát biểu với phóng viên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vấn đề này đã được đề cập trong cuộc thảo luận trực tuyến ngày 7/3 giữa ông Biden và các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp và Anh.
Tuy nhiên, mỗi nước có năng lực cũng như trữ lượng khác nhau và Washington chưa đưa ra quyết định vào thời điểm này. Bà Psaki cũng cho biết Washington nhận thấy cần phải xem xét lệnh cấm này từ góc độ riêng của từng nước thay vì áp dụng đồng bộ cùng các đồng minh, nhấn mạnh tình hình ở Liên minh châu Âu (EU) khác với Mỹ trong vấn đề năng lượng.
Trong khi các nước châu Âu còn phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga thì Mỹ có những nguồn tự cung đáng kể. Quốc hội Mỹ hiện đang thảo luận về dự luật nhằm cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Biden được cho là không muốn gây rạn nứt với các đồng minh châu Âu khi đơn phương đưa ra lệnh cấm.
Sau cuộc họp trực tuyến, thông báo từ Mỹ và Pháp đều nêu rõ các nhà lãnh đạo gồm ông Biden, Tổng thống Pháp Emmmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhất trí gia tăng sức ép nhằm cô lập Nga cả về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, thông báo từ Đức không đề cập các biện pháp trừng phạt mà chủ yếu nêu các quan ngại về cứu trợ nhân đạo. Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Scholz cảnh báo lệnh cấm vận dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu từ Nga có nguy cơ đẩy an ninh năng lượng của châu Âu vào vòng nguy hiểm.
Trong một thông báo, ông Scholz nêu rõ hoạt động cung cấp năng lượng cho châu Âu để sưởi ấm, đi lại, sản xuất điện và công nghiệp không thể được đảm bảo bằng bất cứ cách nào khác trong lúc này. Do đó, năng lượng nhập khẩu từ Nga có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc cung cấp cho các dịch vụ công cộng và đời sống hàng ngày của người dân.
Đây cũng là cảnh báo được Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa ra sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Johnson diễn ra cùng ngày. Thủ tướng Rutte nêu rõ thực tế châu Âu vẫn phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga.
Do đó, việc cấm các công ty châu Âu ngừng hợp tác với Nga ngay lập tức có thể gây ra những hậu quả to lớn cho châu lục, bao gồm Ukraine, và toàn thế giới. Người đứng đầu Chính phủ Hà Lan cũng khẳng định cần nhiều thời gian mới có thể giảm bớt phụ thuộc vào dầu và khí đốt từ Nga.
Trong diễn biến liên quan, ngày 7/3, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết nước này có khả năng thay thế khoảng một nửa số khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng các nguồn khác vào giữa năm nay.
Italy đã tăng cường nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế, với việc Ngoại trưởng Luigi Di Maio đã tới thăm Algeria và Qatar. Khí đốt nhập khẩu là nguồn cung cấp 90% nhu cầu khí đốt của Italy và trong năm 2021, khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Moskva cảnh báo hậu quả của việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga
11:35' - 08/03/2022
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 7/3 cảnh báo việc áp đặt cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và các đồng minh châu Âu thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga
09:27' - 07/03/2022
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/3 cho biết, Mỹ và đồng minh châu Âu đang thảo luận việc cấm nhập khẩu dầu của Nga và Nhà Trắng đã phối hợp với các ủy ban trong Quốc hội để thúc đẩy kế hoạch này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này