Tổng thống Trump và cơ hội tái đắc cử rộng mở
Khi tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ vào năm 2016, tỷ phú Donald Trump không được giới phân tích kỳ vọng nhiều bởi ông có thể là nhà kinh doanh tài ba, thành công với những dự án nghìn tỉ USD, nhưng có thể sẽ không thành công trong việc chèo lái con thuyền nước Mỹ thoát khỏi giai đoạn trì trệ với vị thế ngày càng suy giảm trên trường quốc tế bởi ông không phải là một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm “trên chiến trường ngoại giao” như một số đời Tổng thống trước đó của Mỹ.
Tuy nhiên, điều gì cũng có ngoại lệ, và thực tế đã chứng minh ngược lại những gì mà giới phân tích nhận định.Sau ba năm dưới sự lãnh đạo của “nhà ngoại đạo” Donald Trump với tác phong và cách làm “phi truyền thống” mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng vô cùng “thất thường”, nước Mỹ đã “vĩ đại trở lại” như tuyên bố tranh cử của ông với những thành tích đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, một trong những yếu tố then chốt tác động lớn tới quyết định bỏ phiếu của cử tri trong việc việc lựa chọn vị Tổng thống tiếp theo của đất nước.
Chính vì vậy, đối với Tổng thống Trump, dù sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại, nhưng cơ hội tái tranh cử vẫn rộng mở.
Trong ba năm vừa qua, Tổng thống Trump phải đối mặt với một loạt vấn đề trong nước cũng như đối ngoại, đặc biệt kể từ sau kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện, nhiều chính sách mang đậm dấu ấn cá nhân của ông vấp phải sự chỉ trích gay gắt và phản đối mạnh mẽ từ đảng Dân chủ như chính sách siết chặt kiểm soát người nhập cư, bài toán chi tiêu ngân sách liên quan đến vấn đề cấp ngân sách cho bức tường an ninh biên giới giữa Mỹ và Mexico, vấn đề bạo lực súng đạn, cải cách y tế và một số vấn đề nổi cộm liên quan đến tôn giáo và sắc tộc. Có thể nói đỉnh điểm của những khó khăn do sự chia rẽ và đối đầu giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mà Tổng thống Trump phải trải qua chính là những nỗ lực của đảng Dân chủ trong việc tiến hành các cuộc điều tra nhằm luận tội và buộc Tổng thống Trump phải rời khỏi Nhà Trắng. Mặc dù ông Trump không phải là vị Tổng thống đầu tiên bị tiến hành điều tra luận tội, nhưng ông được cho là người phải chịu sức ép lớn nhất trong các Tổng thống khi phải đối mặt với các cuộc điều tra liên tiếp của đảng Dân chủ, bắt đầu là cuộc điều tra do cựu Công tố viên Robert Mueller tiến hành liên quan đến sự can thiệp của Nga và nghi vấn ông và đội ngũ tranh cử có mối liên hệ với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.Sau đó là cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump năm 2020 với cáo buộc ông đã lạm quyền nhằm gây sức ép đối với chính quyền Ukraine để giành lợi thế trước đối thủ chính trị của mình là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Bên cạnh đó, các vấn đề đối ngoại của ông như đối với Triều Tiên, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hay Trung Đông cũng không nhận được sự ủng hộ của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, bước vào năm tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 2, ba sự kiện diễn ra liên tiếp, gồm cuộc bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên theo hình thức họp kín tại bang Iowa, Thông điệp Liên bang 2020 và tuyên bố Tổng thống Trump vô tội của Thượng viện trong phiên xét xử do đảng Dân chủ khởi xướng đều cho thấy lợi thế đang nghiêng hẳn về phía của đương kim Tổng thống Mỹ cũng như đảng Cộng hòa. Kết quả của cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên tại Iowa, bang được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dẫn dắt và định hướng lá phiếu cử tri của đảng Dân chủ trong việc lựa chọn ứng cử viên duy nhất của đảng này tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ diễn ra vào cuối năm nay, cho thấy một thực trạng đáng quan ngại đối với đảng Dân chủ khi mà cho tới nay đảng này vẫn chưa có một ứng cử viên nào thực sự nổi trội hơn hẳn các ứng cử viên còn lại để làm đối trọng xứng tầm của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Việc Thượng nghị sĩ Bernie Sanders hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden, những ứng cử viên được kỳ vọng và đánh giá cao của đảng Dân chủ, không giành được vị trí dẫn đầu trong sự kiện được coi là phát súng mở màn cho năm bầu cử cho thấy các lá phiếu của cử tri bị phân tán cho nhiều ứng cử viên. Như vậy, việc chưa xác định được ứng cử viên tiềm năng duy nhất để tập trung phiếu bầu và sớm xác định cương lĩnh tranh cử quan trọng của đảng để thu hút nhiều cử tri, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận động tranh cử tổng thể của đảng Dân chủ trên cả nước. Trong khi đó, ngược lại với tình trạng trên của đảng Dân chủ, đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump đưa ra những chiến lược và cương lĩnh tranh cử rõ ràng, tập trung vào các vấn đề trọng tâm trong nước cũng như đối ngoại nhằm mục tiêu thu hút sự ủng hộ của nhiều đối tượng cử tri khác nhau.Chính vì vậy tại cuộc bầu cử ở bang Iowa, Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ cao của các cử tri đảng Cộng hòa.
Cùng với lợi thế sẵn có, cùng ngày diễn ra cuộc bầu cử tại bang Iowa, Tổng thống Trump với kinh nghiệm của người từng làm MC của chương trình truyền hình thực tế đã tận dụng cơ hội vàng đọc bản thông Thông điệp Liên bang 2020 để truyền tải thông điệp tái tranh cử của mình và cho cử tri thấy ông xứng đáng được lựa chọn để tiếp tục đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại” trong 4 năm tiếp theo. Với chủ đề “Sự trở lại của nước Mỹ vĩ đại”, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Trump đã dành phần lớn thời gian để ca tụng những thành tựu “tuyệt vời” mà chính quyền của ông đã đạt được khi "hồi sinh" nền kinh tế Mỹ.Đó là 7 triệu việc làm mới đã được tạo ra trong thời gian 3 năm ông làm Tổng thống, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua, đời sống của công nhân và tầng lớp trung lưu được nâng cao, đà suy giảm của nền kinh tế Mỹ bị chặn đứng, hệ thống an sinh xã hội được cải thiện, tỷ lệ tội phạm giảm mạnh, biên giới phía Nam được củng cố để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp.
Ông khẳng định đã giữ lời hứa với cử tri Mỹ khi đang nỗ lực "xây dựng một xã hội thịnh vượng và toàn diện nhất thế giới - một nơi mà mọi người dân đều có thể tham gia".Đặc biệt, ông Trump đã nhấn mạnh tới một yếu tố nhằm lôi kéo sự ủng hộ của cử tri người Mỹ gốc Phi, gốc Á và Mỹ Latinh, đó là tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm đối tượng này thấp nhất trong lịch sử.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng ca tụng sức mạnh quân sự của Mỹ với những khí tài tốt nhất và việc thành lập Lực lượng vũ trụ - một quân chủng hoàn toàn mới trong lực lượng vũ trang Mỹ.
Với những thành tựu mà ông đề cập trong bản Thông điệp Liên bang chắc chắn sẽ tạo ra được những hiệu ứng tích cực đối với cử tri.
Bên cạnh đó, một ngày sau khi Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang, Thượng viện Mỹ tuyên bố Tổng thống Trump vô tội trong cuộc xét xử luận tội do đảng Dân chủ khởi xướng khi cáo buộc Tổng thống Trump lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.Đây là một chiến thắng hết sức có ý nghĩa đối với Tổng thống Trump bởi đây sẽ dịp để Tổng thống Trump “đáp trả” những hành động của đảng Dân chủ khi cho rằng đảng này không tập trung vào những vấn đề quan trọng của đất nước mà chỉ đi “săn lùng phù thủy”.
Trong bài phát biểu chính thức sau tuyên bố của Thượng viện, Tổng thống Trump tuyên bố ông đã bị đối xử không công bằng và các hành động chống lại ông thực sự chưa bao giờ kết thúc. Ông đã phải đối mặt với điều đó trong suốt 3 năm qua, nhưng cuối cùng đã vượt qua được “địa ngục” và giành được chiến thắng. Ngược lại, đối với đảng Dân chủ, tuyên bố của Thượng viện đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực của đảng này nhằm buộc Tổng thống Trump phải từ nhiệm và có nhiều khả năng đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt với tác dụng ngược. Như vậy, tương quan lực lượng hiện đang có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai bên và với những lợi thế đang giành được, cơ hội đang rộng mở để Tổng thống Trump có thể trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp liên bang cuối cùng của nhiệm kỳ
10:03' - 05/02/2020
Tối 4/2 - giờ địa phương (sáng 5/2 - giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đọc thông điệp liên bang lần thứ 3 và cũng là thông điệp cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống này của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đang cao nhất kể từ khi nắm quyền
15:36' - 17/12/2019
Theo kết quả khảo sát công bố ngày 16/12, các số liệu kinh tế tích cực đã khiến tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump lên mức cao nhất kể từ khi lên nắm quyền, bất chấp cuộc điều tra luận tội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.