Tổng thống Vladimir Putin: “Nước Nga sẽ chỉ tiến lên phía trước”
Tuyên bố này là điều được chờ đợi và kết quả bầu cử ngày 18/3/2018 hầu như đã rõ, song nhiệm kỳ thứ 4 của ông Putin sẽ không giống những nhiệm kỳ trước.
Báo Vzglyad cho rằng bản thân lời tuyên bố này mang hai biểu tượng. Thứ nhất, với việc ông Putin phát biểu tại nhà máy GAZ ở Nizhni Novgorod, điều này nhấn mạnh rằng ông dựa vào quần chúng nhân dân chứ không phải vào giới tinh hoa và thậm chí không dựa vào giới quan chức.Thứ hai, việc ông phát biểu vào ngày mà cả nước đang thảo luận cách phản ứng lại quyết định Nga bị cấm tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018 có nghĩa là vào đúng một giai đoạn xung đột mới giữa Nga và phương Tây.
Xung đột với phương Tây là nội dung đối ngoại chính trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông, cùng với nhiệm vụ “quốc hữu hóa” những người giàu, tức là các quan chức cao cấp và cán bộ nhà nước phải rút tất cả tài sản ở nước ngoài về nước.Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ 4 sẽ là sự tiếp nối hay diễn tiến không đơn giản của giai đoạn trước. Mặc dù vậy, việc đối đầu với phương Tây không phải là nội dung chính của 6 năm tới. Quyết định của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) sẽ chỉ là phát súng dù nguy hiểm song là phát súng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 3.
Xung đột với phương Tây sẽ lùi về sau, thậm chí về vị trí thứ 2, thứ 3 trong kế hoạch của ông Putin, vì chính cái “phương Tây” đó đang lùi về sau. Sự thống nhất giữa Mỹ và châu Âu đang sụp đổ, giới tinh hoa chống toàn cầu hóa tại Mỹ và châu Âu đang lớn mạnh.
Tất nhiên sức ép và những đòn tấn công vào nước Nga vẫn sẽ tiếp tục, song phương Tây sẽ ngày càng rối trong những mâu thuẫn và vấn đề của mình. Và một số nước nằm trong các vấn đề này sẽ càng bỏ nhiều công sức hơn để khôi phục lại quan hệ với Nga.
Còn bản thân Tổng thống Putin sẽ tập trung chú ý và nỗ lực xây dựng quan hệ của Nga tại phía Nam và Đông – từ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Trung Quốc, từ Iran đến Nhật Bản, từ khu vực Mỹ Latinh cho đến châu Phi.Trong những năm tới đây, việc hình thành một trật tự thế giới mới sẽ càng có đường nét rõ ràng hơn – từ đẩy bật đồng USD ra khỏi thanh toán quốc tế cho đến xây dựng nên cấu trúc an ninh mới ở châu Á dựa vào Tổ chức An ninh và Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Dự án quan trọng nhất với Nga sẽ là làm sâu sắc hội nhập và mở rộng liên minh Á - Âu. Về tiềm năng, liên minh này sẽ phải bao gồm cả Ukraine, mà cuộc tranh giành đất nước này sẽ luôn là ưu tiên số một không chỉ của chính sách đối ngoại, mà cả đối nội ở Nga.Còn về tổng thể, ông Putin sẽ tập trung vào vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là vấn đề nhân sự, có nghĩa là một giai đoạn thay đổi quy mô giới tinh hoa, thúc đẩy các lực lượng mới, tạo điều kiện cho những con người có tư duy, trung thực, thông minh, có tài, có thể phục vụ đất nước và làm việc trong chính quyền. Đó là chương trình căn bản của ông Putin cho đến năm 2024./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga tiếp tục hứng chịu lệnh trừng phạt từ EU
11:12' - 15/12/2017
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, cho đến tháng 7/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nga nhận xét về mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Đức
06:30' - 15/12/2017
Báo Độc lập (Nga) số ra ngày 6/12 đăng bài viết cho biết Diễn đàn Chính sách Đối ngoại do Quỹ Korber tổ chức đã diễn ra tại Berlin, Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: Trung Quốc luôn là đối tác chiến lược của Nga
21:41' - 14/12/2017
Trong cuộc họp báo hàng năm diễn ra ngày 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục làm rõ chính sách đối ngoại của Moskva trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin hy vọng quan hệ Nga-Mỹ sẽ bình thường hóa
19:19' - 14/12/2017
Mối quan hệ Nga-Mỹ được quan tâm đặc biệt tại quộc họp báo lớn thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/12.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Nga cần trở thành một nước hiện đại với nền kinh tế công nghệ cao
18:39' - 14/12/2017
Nước Nga cần phải hướng về tương lai, là một nước hiện đại với hệ thống chính trị linh hoạt, nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng suất lao động phải tăng lên nhiều lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.