Top 10 công việc không bị công nghệ thông minh “đe dọa”
Trong khi nhiều người đang phải lo ngại về nguy cơ mất việc do xu hướng tự động hóa thì sau đây là các nghề nghiệp mà công nghệ thông minh không thể “cuốn mất”.
1. Giám đốc điều hành (CEO)
Ngay cả những công nghệ tốt nhất cũng không thể thay thế những nhà lãnh đạo giỏi. CEO phải có khả năng kết nối với mọi người, một thứ mà trí tuệ nhân tạo vẫn chưa học được cách thực hiện. Ngay cả khi máy móc xuất hiện thì chúng không bao giờ thay thế được trực giác, sự sáng tạo và phẩm chất lãnh đạo mà người đứng đầu một doanh nghiệp thành công phải có.
2. Quản lý IT và quản trị viên hệ thống
Mặc dù công nghệ sẽ tiếp tục trở nên tự động nhiều hơn và dễ sử dụng hơn, nhưng thế giới luôn cần các dịch giả - những người có thể đóng vai trò là liên lạc viên giữa công nghệ của một doanh nghiệp và các nhân viên. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) có một tương lai tươi sáng vì các doanh nghiệp tiếp tục đưa nhiều công nghệ và kỹ nghệ vào hoạt động hàng ngày của họ.
3. Quản lý và giám sát sản xuất
Ngay cả trong ngành công nghiệp chế tạo, nơi mà nhiều công việc đã biến mất do xu hướng tự động hóa thì vai trò của người quản lý và giám sát vẫn cần để theo dõi hoạt động của các máy móc đó và đảm bảo hoạt động sản xuất trơn tru. Chừng nào mà nhân loại vẫn tiếp tục cần những sản phẩm vật chất thì vẫn cần có người giám sát quá trình chế tạo chúng.
4. Thiết kế đồ họa
Máy tính không thể tái tạo sự sáng tạo và trí tưởng tượng được sử dụng để tạo ra sự hấp dẫn và thẩm mỹ về công việc thiết kế đồ họa. Máy tính không thể thiết kế logo biểu trưng hoặc màn hình quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặc dù lĩnh vực thiết kế đồ họa gặp nhiều cạnh tranh, các nhà thiết kế đồ họa dự kiến vẫn đóng vai trò quan trọng trong tương lai.
5. Các lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Công nghệ và trí thông minh nhân tạo không có khả năng “triệt tiêu” nhiều công việc trong ngành y. Vai trò này đòi hỏi phải có sự tương tác giữa người với người và các máy móc sẽ không thể đảm đương chúng trong tương lai gần (nếu có). Nha sĩ, bác sĩ và y tá không lo ngại nhiều về vấn đề tự động hóa cho dù lĩnh vực y tế tiếp tục phát triển nhanh chóng.
6. Giáo viên
Mặc dù các nền tảng học tập kỹ thuật số đang được sử dụng và có tầm quan trọng, song máy móc không thể thay thế sự tương tác phức tạp giữa các cá nhân trong việc giảng dạy sinh viên. Vai trò của người giáo viên vẫn cần thiết và dự kiến tiếp tục như vậy trong tương lai.
7. Nhà văn
Viết, đặc biệt là tiểu thuyết viễn tưởng đòi hỏi cả cảm xúc và sự sáng tạo, những thứ mà người máy không thể sao chép. Trong bối cảnh lĩnh vực viết lách hiện vẫn khá cạnh tranh thì nhu cầu về các lao động làm công việc này vẫn tồn tại.
8. Chuyên gia marketing
Máy móc không thể suy nghĩ sâu sắc, hoặc đưa ra các giải pháp sáng tạo, các chiến lược tiếp thị phức tạp và đa diện. Kế hoạch tiếp thị phải được tạo ra cho tình huống chính xác của từng doanh nghiệp và liệu kế hoạch có hiệu quả không phải là khoa học chính xác. Đây là lý do tại sao công việc của các chuyên gia tiếp thị vẫn an toàn trong giai đoạn hiện nay.
9. Chuyên gia về nhân sự
Các chuyên gia về nhân sự giống như nhiều ngành nghề khác trong danh sách này, không được thay thế bằng người máy vì tương tác của con người là điểm cốt lõi trong vai trò của họ. Sự hiện diện của họ là cần thiết để có thể phản ứng trước những tình huống thường xuyên thay đổi tại nơi làm việc và giải quyết xung đột phức tạp giữa các nhân viên. Công việc này dự kiến sẽ có mức tăng trung bình trong tương lai gần.
10. Luật sư
Công nghệ chưa thể và có thể sẽ không thể thay thế các luật sư. Các thủ tục và quy trình pháp lý còn xa tới mức mà một chương trình phần mềm máy tính có thể thực hiện được. Mặc dù nghề này được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình trong những năm tới, các luật sư đã tồn tại và hành nghề từ nhiều thế kỷ nay sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong xã hội./.
>>>Nghiên cứu phản ánh về yếu tố con người trong khởi nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Những món đồ công nghệ tặng nàng dịp Valentine 14/2
13:01' - 13/02/2018
Ngoài hoa hồng, socola thì các món đồ công nghệ là lựa chọn khá phổ biến của cánh mày râu dành cho nửa kia của mình trong ngày lễ Tình yêu Valentine.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tạo việc làm cho người lớn tuổi trong bối cảnh dân số già hóa
13:20' - 09/02/2018
Chính phủ Hàn Quốc ngày 9/2 thông báo kế hoạch đến năm 2022 tạo 800.000 việc làm cho người lớn tuổi ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các "đại gia" công nghệ của Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư
20:31' - 08/02/2018
Các hãng công nghệ lớn của Hàn Quốc đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư, giữa bối cảnh nhu cầu về chất bán dẫn và màn hình hiển thị đang gia tăng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách mạng công nghệ 4.0 – Công cụ giúp doanh nghiệp Việt vươn lên hội nhập
18:32' - 07/02/2018
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị từng bước, xác định những lĩnh vực phù hợp… để có giải pháp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn công nghệ Fujifilm Nhật Bản cắt giảm 10.000 việc làm
15:29' - 31/01/2018
Tập đoàn Fujifilm có kế hoạch cắt giảm 10.000 nhân viên của Fuji Xerox ở cả Nhật Bản và nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.