TP.HCM công bố kết quả DDCI năm 2022
Sáng 11/5, UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị công bố kết quả năng lực cạnh tranh cấp sở/ngành, địa phương (DDCI) năm 2022 và triển khai các giải pháp cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố năm 2023.
DDCI là bộ chỉ số tổng hợp sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ban ngành, địa phương. Khảo sát DDCI đã được 53 tỉnh thành/thành phố trên cả nước triển khai từ nhiều năm nay nhưng đây là năm đầu tiên Tp.Hồ Chí Minh tổ chức khảo sát và công bố kết quả.Ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Công ty Viet Analytics, Trưởng nhóm Tư vấn về Chỉ số DDCI của Tp. Hồ Chí Minh cho biết: DDCI được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: tuân thủ, gắn kết trách nhiệm, khả thi, chính xác, khoa học và minh bạch, có ý nghĩa, bảo mật.
Bộ chỉ số DDCI của Tp. Hồ Chí Minh được kế thừa các chỉ số từ DDCI của các địa phương khác và cả chỉ số PCI như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí không chính thức; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; tính năng động, sáng tạo và hiệu lực của sở, ban ngành; vai trò người đứng đầu nhưng nhưng có thêm chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Theo kết quả khảo sát, về khối sở, ban ngành: Sở Khoa học và Công nghệ đứng thứ nhất với 84,2 điểm, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp xếp hạng nhì với 81,87 điểm. Sở Công Thương xếp hạng ba với 80,74 điểm. Trong khi đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xếp cuối bảng với 51,75 điểm.
Đối với khối địa phương, quận Phú Nhuận xếp hạng nhất với 78,56 điểm. Xét các chỉ số thành phần, quận Phú Nhuận cũng là đơn vị dẫn đầu về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian; các chỉ số về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; tính năng động, sáng tạo và hiệu lực của chính quyền địa phương; vai trò của người đứng đầu đều nằm trong top 10 toàn thành phố. Sau Phú Nhuận là Quận 11, Quận 10, Quận Tân Phú, Quận 3 với các điểm số bám sát nhau đều trên 76 điểm. Thành phố Thủ Đức đứng cuối bảng với điểm số 49,69.Theo ông Đinh Tuấn Minh, công tác khảo sát đảm bảo tính khoa học từ công tác chọn mẫu, tổng hợp, thống kê, một số nhóm chỉ số hoặc đơn vị không mang tính đại diện không được đưa vào xếp hạng nhưng vẫn có giá trị tham khảo. Kết quả đánh giá DDCI sẽ giúp các cơ quan chính quyền thành phố nhận diện các nhóm vấn đề và nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cũng đã công bố các kế hoạch cải thiện Chỉ số PAR Index, PAPI và PCI của thành phố trong năm 2023.Theo đó, để cải thiện chỉ số PARIndex, PAPI, Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân... Đối với chỉ số PCI, thành phố sẽ chấn chỉnh những tồn tại, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy nhanh chuyển đổi số, tăng thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay cấp sở, ngành, địa phương đều là mệnh lệnh chứ không phải chỉ nói suông.Tp. Hồ Chí Minh có đặc thù riêng với quy mô kinh tế, số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước và đi sau trong việc đánh giá chỉ số DDCI nên phải vừa làm vừa hoàn thiện các chỉ số cho phù hợp với thực tế. Kết quả khảo sát DDCI lần đầu tiên sẽ là cơ sở để các sở, ban ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức nhìn nhận thế mạnh, hạn chế của mình, từ đó có giải pháp cụ thể để cải thiện trong những năm tiếp theo.
Đối với các chỉ số cấp tỉnh như PAPI, PAR Index, PCI, ông Phan Văn Mãi đề nghị từng sở ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức khẩn trương, nghiêm túc xây dựng kế hoạch cải thiện các chỉ số; báo cáo ngay các vấn đề phát sinh cho UBND thành phố trong tháng 5/2023; kết quả cải thiện các chỉ số sẽ là cơ sở đánh giá hoạt động năm của sở, ban ngành và địa phương.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, nhanh nhất, các sở, ngành, địa phương phải quyết liệt hành động ngay sau hội nghị; quán triệt nhiệm vụ đến từng công chức, viên chức; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp.
“Từng sở, ban ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức phải hoàn thiện thể chế cấp cơ sở thông qua xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện, hướng đến minh bạch thông tin, minh bạch trách nhiệm, giải trình. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của các đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp trong việc phối hợp thực hiện khảo sát, đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường đầu tư,năng lực cạnh tranh của thành phố”, ông Phan Văn Mãi yêu cầu./.- Từ khóa :
- TPHCM
- Chỉ số năng lực cạnh tranh
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp kiến nghị về điều chỉnh căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội
10:32' - 10/05/2023
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
19:11' - 09/05/2023
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, tăng trưởng kinh tế quý I/2023 ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,6%).
-
DN cần biết
Tăng năng lực cạnh tranh của gạo Việt trên thị trường Hong Kong (Trung Quốc)
13:53' - 20/04/2023
Hiện nay thị phần gạo của Việt Nam tại thị trường Hong Kong vào khoảng 24% và đạt khoảng 66.000 tấn trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
22:42' - 04/11/2024
Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá "03 không" trước ngày 20/11
20:55' - 04/11/2024
Trong tháng 11 mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá "3 không", tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép...
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ
20:41' - 04/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm
20:29' - 04/11/2024
Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố 10 tháng năm 2024 có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Nguyễn Hải Trâm giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang
20:04' - 04/11/2024
Bà Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được điều động giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Bình có Giám đốc Công an tỉnh mới
18:59' - 04/11/2024
Chiều 4/11, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia
17:40' - 04/11/2024
Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu bàn thảo.