TP.HCM: Mô hình mua chung giảm tải đáng kể cho lực lượng đi chợ hộ giúp dân
Nhiều điểm bán lẻ đã từng bước đảm bảo nguồn nhân lực để duy trì hoạt động và mở lại điểm bán, tổ chức giao nhận hàng hóa thiết yếu đến người tiêu dùng.
Theo anh Minh Hưng, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh, sau khi tham gia nhóm Zalo Satrafoods của phường 25, gia đình anh đã đặt hàng và nhận được hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong chưa đầy 1 giờ. Theo cách này, người dân có thể gọi điện thoại trực tiếp theo số điện thoại được ghim trên group Zalo Satrafoods phường 25 để mua sắm những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và thanh toán sau khi được nhận hàng. Tương tự, chị Phương Thảo, cư ngụ tại quận 4, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, vừa nhận được combo rau củ, quả các loại với giá 180.000 đồng/10kg. Đây là hình thức mua chung được ban quản lý chung cư tổ chức phục vụ cư dân thông qua việc kết nối với điểm bán lẻ không chỉ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh mà còn với một số đầu mối tại các tỉnh, thành phố khác. Ghi nhận ý kiến nhiều người dân khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến thời điểm này, việc mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhất là lương thực, thực phẩm đã dễ dàng hơn so với những ngày đầu thực hiện quy định về giãn cách xã hội. Bên cạnh những mặt hàng gặp khó về chuỗi sản xuất - cung ứng, thì cũng có một số mặt hàng có nguồn cung dồi dào và giá cả có xu hướng giảm nhẹ, nên người tiêu dùng được chia sẻ bớt gánh nặng chi tiêu hàng ngày. Một số đơn vị kinh doanh còn cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Tp. Hồ Chí Minh, việc linh hoạt kết nối với người tiêu dùng đã giúp hoạt động thương mại được duy trì ổn định hơn. Điển hình, với hình thức mua chung, bán hàng theo combo... đã giúp các điểm bán lẻ tiết giảm được nguồn nhân lực, thời gian soạn hàng và trả đơn hàng cho người dân. Trong khi đó, tiểu thương, thương nhân... tiết kiệm được chi phí đầu vào như nguồn nhân lực, vận chuyển, phân phối... Đặc biệt, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được thu mua từ nơi sản xuất, nhà vườn và bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh, cắt giảm được khâu trung gian nên nhiều nhóm mặt hàng có giá tốt và ưu đãi. Hơn thế nữa, khâu giao nhận hàng hóa được tổ chức tập trung theo khung giờ và vận chuyển theo tuyến nên đảm bảo việc phòng chống dịch COVID-19 và an toàn sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, hoạt động mua sắm luôn được giãn cách và lượng khách hàng mua sắm trực tiếp gần như không có nên điểm bán lẻ được bảo vệ trong vành đai an toàn và tổ chức tham gia kịp thời "đi chợ hộ" người dân tại khu vực dân cư, nhất là khu cách ly, khu phong tỏa... Bà Võ Thị Ngọc Hường, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Co.op Food chia sẻ, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food trực thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) vừa đưa vào vận hành hàng loạt xe buýt “Chuyến xe mua chung - Bình ổn giá” để kịp thời giao hàng cho các đầu mối mua chung, nhằm giảm tải đáng kể cho hoạt động "đi chợ hộ" giúp dân.Điểm mới của mô hình mua chung này, là có bổ sung thêm khâu vận chuyển giao hàng tận nơi phân bổ hàng hóa đến tay người dân được nhanh chóng, chính xác hơn.
Chính quyền địa phương chỉ cần có đầu mối tổng hợp thông tin và chuyển đơn hàng cho Co.op Food, thay vì vừa phải bố trí lực lượng trực tiếp đi siêu thị mua từng đơn hàng cho người dân, vừa phải tổ chức vận chuyển và đưa hàng hóa đến từng hộ dân. Sau khi nhận được đơn hàng, Co.op Food sẽ soạn và hẹn giao hàng tận nơi, các lực lượng chức năng chỉ cần tổ chức phân phối đến các hộ dân trong khu vực. Mô hình “Chuyến xe mua chung - Bình ổn giá” của chuỗi Co.op Food sẽ ưu tiên cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm, các loại lương thực, thực phẩm tươi sống, gia vị với giá bình ổn thị trường để chia sẻ áp lực chi tiêu với người dân. Đồng thời, tập trung phục vụ cho các khu vực có siêu thị, cửa hàng thực phẩm tạm đóng cửa do F0 hoặc chưa có hệ thống phân phối hàng thực phẩm. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi Satrafoods thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) cũng vừa đưa vào hoạt động thêm 23 cửa hàng khắp quận huyện, gồm: huyện Hóc Môn, Nhà Bè; các quận Tân Phú, Phú Nhuận, 5, 6, 7, 8… Hiện tại, Satrafoods đã có 111 cửa hàng hoạt động phục vụ người dân trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Liên quan đến vấn đề tăng cường điểm bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo Satrafoods thông tin thêm, Ban giám đốc trung tâm điều hành Satrafoods vẫn tiếp tục làm việc với phòng kinh tế của các quận, huyện, thành phố Thủ Đức để liên tục cập nhật danh sách cửa hàng với mong muốn có thể đưa hàng hóa phục vụ cho người dân một cách nhanh nhất. Đồng thời, nhân viên Satrafoods cùng lực lượng tham gia “đi chợ hộ” của chính quyền địa phương sẽ giao hàng đến tận nhà khách hàng.Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay, đảm bảo được nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân là vấn đề ưu tiên và quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Do đó, những doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường; trong đó, có Vissan luôn nỗ lực đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm với giá cả ổn định đến người dân Tp. Hồ Chí Minh.
Đây cũng là lý do, ban lãnh đạo Vissan đã và đang từng bước tháo gỡ được những khó khăn về bố trí nhân sự trong sản xuất. Dự kiến, sắp tới tùy theo nhu cầu thực tế, công ty sẽ tăng lượng thịt lợn tươi sống để chuẩn bị đưa vào chế biến.Hiện nay, các xưởng sản xuất chế biến xúc xích tiệt trùng, đồ hộp có thể cung cấp ra thị trường từ 10 - 25 tấn/ngày; các xưởng sản xuất giò lụa, thịt nguội, lạp xưởng có thể cung cấp khoảng 2 tấn/ngày...
Riêng đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống là thịt lợn, Vissan đang cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh khoảng 1.200 thịt lợn mảnh/ngày, tương đương gần 50 tấn thịt lợn pha lóc/ngày...
Nhằm hạn chế đối tượng và hoạt động lừa đảo qua kênh bán lẻ, hầu hết nhà bán lẻ, doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đều quy định nhân viên siêu thị, cửa hàng... bắt buộc mặc đồng phục, đeo bảng tên, trình giấy giới thiệu của quản lý cửa hàng và giấy đi đường do công an cấp trong hoạt động thương mại.Mặt khác, các đơn vị kinh doanh này cũng liên tục cập nhật và phổ biến những giải pháp linh hoạt kết nối với khách hàng để người dân nắm bắt thông tin và giảm rủi ro trong hoạt động mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của khoảng 9,4 triệu dân, Tp. Hồ Chí Minh dự kiến cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng bình quân các mặt hàng thiết yếu của người dân trên địa bàn thành phố là 10.964 tấn/ngày.Đối với người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trên cơ sở rà soát, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp với Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Điển hình, tổ chức cấp phát túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn nào tại Tp. Hồ Chí Minh./.
>>>Tăng nguồn nhân lực cho kênh bán lẻ phục vụ giãn cách xã hội
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sàn TMĐT Vỏ Sò triển khai “Đi chợ online” giá bình ổn trong vùng dịch
12:28' - 04/09/2021
Gian hàng “đi chợ online” của sàn TMĐT có đa dạng các loại combo rau xanh, hoa quả với nhiều mức giá chỉ từ 109.000 đồng, các combo “An lành”, “An tâm” và “An toàn” được đông đảo người dân chọn mua.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Thủ Đức phối hợp cùng Grab đi chợ hộ người dân
12:51' - 29/08/2021
Để tiếp tục đồng hành trong phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Thủ Đức và Grab Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ mua hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân thông qua ứng dụng Grab.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41'
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38'
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23'
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.