Tp.HCM: Từ 15/7, doanh nghiệp không đảm bảo phòng chống dịch phải dừng hoạt động
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tối 13/7, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản về việc dừng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nếu không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, Thành phố chỉ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo một trong hai trường hợp. Cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm " 3 tại chỗ " sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ.Đồng thời, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được phương châm " 1 cung đường - 2 địa điểm " chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).
UBND Thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên trường tổ chức thẩm định các doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện nêu trên và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch thì mới cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất.Đồng thời thực hiện xét nghiệm đối với công nhân định kỳ 7 ngày/lần, chi phí xét nghiệm do doanh nghiệp tự chi trả.
Văn bản cũng nêu rõ, trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo theo yêu cầu nêu trên thì dừng hoạt động, thời gian dừng hoạt động bắt đầu từ 00 giờ, ngày 15/7 cho đến khi có chỉ đạo mới. Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, qua sàng lọc, tầm soát, truy vết cho thấy số lượng ca nhiễm là công nhân ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có mối liên hệ với nơi ở của công nhân đang phân tán rộng khắp địa bàn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức từ đó dẫn đến nguy cơ rất cao lây nhiễm từ nơi ở của công nhân vào nơi sản xuất và ngược lại. Liên quan đến vấn đề này, chiều 13/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày thể thao cho các nhãn hàng lớn ở quận Bình Tân) đã quyết định tạm ngừng hoạt động 10 ngày để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu chính quyền địa phương. Như vậy, ngay sau khi 33.000 công nhân đã tạm ngừng việc vì nhiều lý do khác nhau có liên quan đến dịch COVID-19 kể từ đầu năm đến nay, toàn bộ 23.000 công nhân còn lại cũng chính thức tạm ngừng việc kể từ ngày 14 đến hết ngày 23/7. Ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam cho biết, quyết định tạm dừng 10 ngày được đưa ra sau khi lãnh đạo nhà máy làm việc với chính quyền quận Bình Tân sáng nay (13/7).Theo đó, quận Bình Tân đề nghị công ty chỉ được sản xuất khi khi bố trí toàn bộ công nhân ở lại nhà máy theo phương án vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ; đồng thời, cứ 3 ngày tất cả lao động phải được xét nghiệm COVID-19.
Ông Củ Phát Nghiệp cho rằng, công ty không thể bố trí tất cả lao động sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ bởi số lượng công nhân quá lớn, trong khi diện tích nhà xưởng đều lắp thiết bị, máy móc. "Công ty đã tính đến phương án giảm sản xuất để giảm số lao động trong thời điểm Thành phố thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên, nếu duy trì sản xuất ở mức tối thiểu 30% thì số công nhân ở lại nhà máy đã hơn 16.000 người và công ty khó đảm bảo nhu cầu về sinh hoạt, ăn ở của số lượng lớn công nhân suốt trong 10 ngày liền", ông Củ Phát Nghiệp chia sẻ.
Cũng trong chiều nay, Công đoàn Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh xác nhận tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 có tổng cộng 140/250 doanh nghiệp hoạt động với tổng số công nhân đi làm là 11.000/70.000 người, giảm gần 90% lao động; trong đó, có 25 doanh nghiệp thực hiện phương án vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ. Tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có 3/85 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; 20/85 doanh nghiệp thực hiện phương án vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ; Khu chế xuất Linh Trung I có 1 doanh nghiệp và Khu chế xuất Linh Trung II có 1 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do có liên quan đến dịch COVID-19… Số doanh nghiệp còn lại thực hiện giảm quy mô sản xuất. Theo bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố, số lượng công nhân phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ở khu vực này khá nhiều, nên có khả năng sẽ điều chỉnh liên quan biện pháp phòng dịch, phong toả và cách ly.Do đó, các doanh nghiệp cần sớm có phương án sắp xếp chỗ ăn, ở, sản xuất cho công nhân đảm bảo đủ điều kiện và phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất là trong thời gian giãn cách xã hội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lãnh đạo Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh thông tin về việc chậm đưa một số ca F0 đi cách ly
20:47' - 13/07/2021
Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận có một số trường hợp mắc COVID-19 chậm được đưa đi cách ly tập trung.
-
Kinh tế & Xã hội
Tối 13/7, thêm 852 ca mắc COVID-19, riêng Tp.Hồ Chí Minh 546 ca
18:39' - 13/07/2021
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 13h đến 18h ngày 13/7 có 852 ca mắc mới; trong đó 849 ca mắc trong nước và 3 ca nhập cảnh. Tp Hồ Chí Minh vẫn là địa phương nhiều nhất với 546 ca.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh giữ đà tăng trưởng giữa "vòng xoáy” dịch COVID-19
10:48' - 13/07/2021
Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 5/2021 đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề đến Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, giao thương nhộn nhịp bậc nhất khu vực phía Nam và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh tính phương án mở rộng cách ly F1 tại nhà
13:57' - 12/07/2021
Trước thực tế ghi nhận nhiều ca mắc trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa, Tp. Hồ Chí Minh cần xem lại mật độ giãn cách tại đây và phải giãn tối đa mật độ để đảm bảo phòng, chống dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.