TP. HCM và Đồng Nai "gỡ khó" cho doanh nghiệp khi thực hiện giãn cách xã hội
Liên quan đến việc một số tỉnh thành phía Nam hạn chế người dân di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh đi, về các địa phương, tối ngày 4/6 và sáng ngày 5/6, tỉnh Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh đã có những hướng dẫn, quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động trong hoạt động sản xuất, giao thương.
Cụ thể, ngày 4/6, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản 6180/UBND-KGVX về việc cách ly người về, đến từ Tp. Hồ Chí Minh. Quy định trên có hiệu lực từ 0 giờ ngày 5/6.Theo đó, Đồng Nai áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc các cơ sở lưu trú trên địa bàn 21 ngày với tất cả người từ Tp. Hồ Chí Minh đến/về Đồng Nai. Điều này đã khiến các doanh nghiệp có văn phòng, nhà máy và người lao động sinh sống, làm việc giữa hai địa phương rơi vào tình thế trở tay không kịp.
Bà P.T.P, quản lý một nhà máy sản xuất tại Đồng Nai nhưng đang sinh sống tại thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, do khoảng cách từ Thủ Đức xuống Biên Hòa - Đồng Nai không quá xa nên vẫn di chuyển đi - về hàng ngày.Chiều 4/6, nhận được thông báo Đồng Nai sẽ áp dụng quy định cách ly y tế đối với người đến/đi từ Tp. Hồ Chí Minh nên từ sáng nay (5/6), bà không thể đến nhà máy làm việc.
Theo bà P.T.P, do quyết định của Đồng Nai đưa ra quá đột ngột và có hiệu lực ngay nên chưa kịp sắp xếp công việc ở nhà máy.Là người quản lý trực tiếp nhà máy của công ty và một số nhà máy của đối tác nên khi bà P.T.P không có mặt thì rất khó kiểm soát hoạt động của nhà máy cũng như chất lượng hàng hóa.
Ngoài bà P.T.P, công ty còn có 3 nhân sự khác là lãnh đạo và quản lý sống tại Tp. Hồ Chí Minh nên nếu Đồng Nai yêu cầu cách ly 21 ngày thì doanh nghiệp khó duy trì được hoạt động và sẽ chịu thiệt hại rất lớn.
Ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm rất "sốc” trước quy định mà UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra ngày 4/5.Bởi rất nhiều doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đặt nhà máy sản xuất tại Đồng Nai và ngược lại, nhiều nhà máy tại Tp. Hồ Chí Minh có lao động từ Đồng Nai đến làm việc.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển giữa Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh rất lớn, đặc biệt là lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm.Việc áp dụng quy định này cũng khiến hàng hóa xuất nhập khẩu của Tp. Hồ Chí Minh qua Đồng Nai tới Cái Mép - Thị Vải và chiều ngược lại bị gián đoạn đột ngột, trong khi lượng hàng và xe cung đường này rất lớn.
Áp dụng biện pháp phòng chống dịch là rất cần thiết, nhưng việc ban hành văn bản và áp dụng gần như ngay lập tức của UBND tỉnh Đồng Nai khiến các doanh nghiệp và cả người lao động trở tay không kịp, chưa có phương án thay thế dễ dẫn đến thiệt hại cho cả hai địa phương - ông Dũng nêu ý kiến. Theo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Hepza), việc Đồng Nai thực hiện các biện pháp cách ly người về từ Tp. Hồ Chí Minh làm ảnh hưởng trực tiếp đến di chuyển của người lao động và nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp, lưu thông hàng hóa giữa hai địa phương, khiến các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh không đảm bảo duy trì sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng tới việc hoàn thành các đơn hàng đã ký và kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm. Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh chiều 4/6, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, việc Đồng Nai ban hành văn bản 6180 khiến Tp. Hồ Chí Minh gặp khó khăn.Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở phía Đông Tp. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 6.000 công nhân đang sinh sống tại Đồng Nai. Ngược lại, một số lượng không nhỏ người dân sinh sống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đang làm việc tại tỉnh Đồng Nai.
Nếu thực hiện đúng tinh thần văn bản 6180 của tỉnh Đồng Nai, những công nhân này khi về sẽ bị cách ly 21 ngày, dẫn đến nguồn lực cho các nhà máy, xí nghiệp đang sản xuất bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong vận chuyển. Có rất nhiều hàng hoá xuất nhập qua Cụm cảng Cái Mép Thị Vải 2 và hàng hoá vận chuyển qua lại giữa Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh; trong đó có nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thuộc Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, ngay khi nhận được thông tin Đồng Nai ban hành văn bản 6180, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị xem xét, có phương án kiểm soát hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, cho việc di chuyển của công nhân, nhân viên, người lao động và chuyên gia từ tỉnh Đồng Nai đến Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại để làm việc. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, UBND Tp. Hồ Chí Minh nêu rõ, việc tạo điều kiện về giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa hai địa phương nhằm đảm bảo đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 đã đề ra; không ảnh hưởng đến lưu thông, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cũng như của tỉnh Đồng Nai. Sau khi có nhiều ý kiến phản ánh cũng như từ UBND Tp.Hồ Chí Minh, đến sáng ngày 5/6, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 6196 /UBND-KGVX về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn một số biện pháp thay thế quy định phòng chống dịch đã ban hành trong văn bản 6180/UBND-KGVX ngày 4/6, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 5/6. Theo đó, để đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân, người lao động đang ở Tp. Hồ Chí Minh làm việc ở Đồng Nai hoặc người Đồng Nai đang làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh thì sắp xếp ở lại địa phương nơi làm việc nhằm hạn chế việc đi lại hàng ngày dẫn đến nguy cơ lây lan bùng phát dịch bệnh. Với những trường hợp cần thiết phải đi về trong ngày, trước mắt UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu thực hiện nghiêm một số quy định như sau: Với trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đi xe đưa đón, doanh nghiệp thực hiện đăng ký số xe cho Công an tỉnh Đồng Nai.Đồng thời đăng ký danh sách công nhân trên từng xe; đăng ký điểm dừng đón, dừng trả công nhân trên địa bàn tỉnh; thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế cho toàn bộ người trên xe khi qua chốt kiểm dịch.
Người trên xe phải thực hiện nghiêm quy định 5K về phòng chống dịch, mỗi xe không chở quá 50% số lượng người so với số lượng người quy định, thực hiện khử khuẩn xe sau mỗi ngày vận chuyển.Đối với trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tự do di chuyển bằng phương tiện cá nhân phải tuân thủ nghiêm việc đo thân nhiệt, khai báo y tế tại chốt kiểm dịch.
Tất cả các trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đi xe đưa đón; trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tự do di chuyển bằng phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm các quy định trên, yêu cầu phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định tại Công văn số 6180/UBND - KGVX ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải chưa chủ động đổi biển số xe sang màu vàng
19:42' - 04/06/2021
Đến ngày 1/6, nhiều tổ chức, cá nhân chưa chủ động đến cơ quan làm thủ tục cấp, đổi sang biển số màu vàng, chữ và số màu đen.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm hành chính cấp tỉnh và cấp huyện tại Bắc Ninh hoạt động trở lại
19:24' - 04/06/2021
Ông Vũ Huy Phương, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bắc Ninh cho biết, UBND tỉnh Bắc Ninh đã cho phép Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động trở lại từ ngày 4/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung hơn 48 tỷ đồng mua 5 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động
18:32' - 04/06/2021
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 846/QĐ-TTg bổ sung 48,4 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Y tế để mua 5 xe xét nghiệm lưu động cho phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.