Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5 - 8% trong năm 2023
“Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội” là chủ đề và đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện chủ đề năm 2023. Đó là nội dung báo cáo của UBND Tp. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 8 HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra ngày 7/12.
Theo bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, dự báo năm 2023, thành phố sẽ có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, khó dự đoán. Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giữ vững ổn định, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế; ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì và tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.Đồng thời, tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. Tháo gỡ những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, hấp thụ nhanh và huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, các dự án hạ tầng, giao thông, đô thị. Tạo bước chuyển biến mang tính đột phá về chuyển đổi số và phát triển kinh tế tri thức gắn với khai thác tiềm lực khoa học, công nghệ.
UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng đưa ra 17 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, gồm 7 chỉ tiêu về kinh tế, 3 chỉ tiêu về xã hội, 2 chỉ tiêu về đô thị, 1 chỉ tiêu về cải cách hành chính và 4 chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội; trong đó, về chỉ tiêu kinh tế phấn đầu mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8%; hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhân sách nhà nước; đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 90% trở lên; phấn đấu tổng thu du lịch đạt 120 nghìn tỷ đồng, khách quốc tế đạt 4,5-5 triệu lượt.Nhằm thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế-xã hội trong năm 2023, UBND Tp. Hồ Chí Minh xác định sẽ tập trung chủ động, linh hoạt trong điều hành kinh tế - xã hội; tập trung tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao; tập trung phát triển thị trường.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, trọng tâm là 4 chương trình trọng điểm, đột phá; phối hợp nghiên cứu chủ động đề xuất cơ chế, chính sách phát triển và cơ chế thực hiện thí điểm những vấn đề mới phát triển Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, hiệu quả hoạt động công vụ và đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; quyết tâm hoàn thành kế hoạch đầu tư công; đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm; phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại; xây dựng thành phố thông minh… Cũng theo bà Phan Thị Thắng, năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội Tp. Hồ Chí Minh đã có nhiều kết quả tích cực; trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,03% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5%). Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP ước tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 16,44% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh ước đạt 49,5 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 66,2 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 120 nghìn tỷ đồng, tăng 171,2% so với năm trước, lượng khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Thu ngân sách có sự tăng trưởng tích cực, ước đạt 457.500 tỷ đồng, đạt 118,35% dự toán được giao và tăng 17,05% so với cùng kỳ… Theo đánh giá của UBND Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2022, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025 tiếp tục phát huy tác dụng, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Các dự án công trình trọng điểm được triển khai theo đúng kế hoạch, việc tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư đã tác động tích cực đến môi trường đầu tư. Cùng đó, việc chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục được xác định là trọng điểm và được thực hiện quyết liệt, chặt chẽ. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách dành cho thành phố tiếp tục được thực hiện rộng rãi và tạo động lực để Tp. Hồ Chí Minh phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt là Nghị quyết 54 của Quốc hội, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị trên thành phố và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành phố Thủ Đức…/.- Từ khóa :
- tp hồ chí minh
- GRDP hồ chí minh
- công nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8 HĐND Tp Hồ Chí Minh xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng
11:25' - 07/12/2022
Sáng 7/12, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 8, kỳ họp thường lệ cuối năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Kết nối khuyến mại tại Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022
21:49' - 06/12/2022
Tối 6/12, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022, với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại”.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh: Sẽ "mạnh tay" với phòng khám tư nhân sai phạm nhiều lần
21:49' - 06/12/2022
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân, trong đó có các phòng khám có yếu tố nước ngoài liên tục vi phạm các quy định về hoạt động khám, chữa bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.