Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 108 tỷ USD vào năm 2030
Trong khi đó, chuẩn bị điều kiện để nâng cấp công nghiệp, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, hướng đến thực hiện dịch vụ xuất khẩu là chiến lược dẫn dắt nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Đồng thời, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu theo hướng dịch chuyển sang các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu; bước đầu chuyển dịch dần từ những ngành thâm dụng lao động có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa thấp sang những ngành có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa cao hơn như: điện tử, cơ khí, đồ gỗ…
Đây là những ngành được Tp. Hồ Chí Minh xem là nền tảng cho tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Mặt khác, thành phố nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, bao gồm cả hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng cảng biển, làm rõ định hướng phát triển cảng biển trong vùng, hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và đầu tư tuyến đường vành đai 3. Cải cách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn theo hướng cung ứng dịch vụ tốt nhất có thể, chứ không chỉ dừng lại là cung ứng theo đúng quy định. Đến năm 2030, Tp. Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu gồm sản phẩm hữu hình như điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo, tự động hóa, quang học, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm - nội dung số và xuất khẩu dịch vụ gồm tài chính, du lịch, logistics bởi đây là các ngành động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn.Chuyển dịch các nhóm ngành truyền thống thâm dụng lao động ra khu vực ngoại vi gồm: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, cao su, hóa chất; đồng thời, kết hợp đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa để thay thế dần vai trò của lao động phổ thông.
Thành phố đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các nhóm ngành xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng, logistics. Xây dựng và hình thành các trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố có tính đồng bộ trong kết nối và phục vụ lưu chuyển hàng hóa của cả vùng phía Nam.Hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng, đầu tư đường vành đai 4 và làm rõ chiến lược trong phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất và cảng hàng không Long Thành. Dịch chuyển cảng biển nội ô ra khu vực Cái Mép - Thị Vải hoặc Hiệp Phước tùy vào chiến lược đã lựa chọn.
Mặt khác, thành phố xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và lao động có kỹ năng, xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình. Đẩy mạnh mô hình đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục uy tín đối với các nhóm ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, thiết kế mẫu mã. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố đạt hơn 40 tỷ USD; trong đó có 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD, tiếp theo là nhóm hàng hóa khác đạt 6,9 tỷ USD; dệt may đạt 4,3 tỷ USD; giày dép đạt 2,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD./.>>Việt Nam là thị trường xuất khẩu nông sản chất lượng cao tiềm năng của Hoa Kỳ
- Từ khóa :
- tphcm
- mục tiêu xuất khẩu
- kim ngạch xuất khẩu
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát xuất khẩu cáp thép dự ứng lực sang Hoa Kỳ
10:35' - 19/03/2021
Hòa Phát đã ký hợp đồng xuất khẩu lô hơn 2.000 tấn cáp thép dự ứng lực (PC Strand) cho đối tác Hoa Kỳ, giao hàng ngay trong tháng 3/2021
-
Doanh nghiệp
May Sông Hồng khởi công xây dựng nhà máy may xuất khẩu tại Nam Định
16:19' - 18/03/2021
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng, dự kiến được xây dựng trong 8 tháng, đến tháng 11/2021 sẽ hoàn tất toàn bộ để đưa vào hoạt động.
-
Hàng hoá
Lào xuất khẩu chuối đạt gần 1 tỷ USD
07:45' - 18/03/2021
Báo cáo mới nhất do Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào công bố cho hay chuối tiếp tục là mặt hàng mang lại nguồn thu cao nhất trong tất cả các sản phẩm nông nghiệp của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.