TP. Hồ Chí Minh: Hàng dồi dào nhưng chợ vắng khách
Dù thời tiết diễn biến bất thường, những ngày gần đây, nguồn cung rau củ, thực phẩm tại các chợ truyền thống và siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn dồi dào, giá cả ổn định. Tuy nhiên, nghịch lý đang diễn ra: hàng hóa đầy ắp kệ, người mua ngày càng thưa vắng, sức tiêu thụ sụt giảm.
Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, 1 trong 3 chợ đầu mối lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày các mặt hàng rau củ, trái cây, thịt lợn… vẫn đều đặn chuyển về từ các địa phương lân cận. Thời tiết bất thường và mưa bão không ảnh hưởng đến nguồn cung, giúp hàng hóa ổn định về sản lượng và giá cả. Cụ thể, mỗi ngày có hơn 2.100 tấn hàng hóa nhập chợ; trong đó 366 tấn thịt lợn, còn lại là rau củ và trái cây.Chuyên nhập hàng từ chợ đầu mối Hóc Môn, chị Đỗ Minh Nguyệt, tiểu thương tại Chợ Nguyễn Tri Phương, TP. Hồ Chí Minh cho biết, hàng hóa rau củ về chợ vẫn dồi dào, đủ loại, dù mưa gió bất thường, nhưng người mua ít hơn hẳn so với năm 2024. Tiểu thương chủ động giảm đơn mua sỉ, đa dạng các loại rau củ, phục vụ người tiêu dùng.
Đi chợ nhiều năm nay, bà Phạm Thị Bình (ngụ phường Hòa Hưng, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, nghe tin bão gió nên gia đình ngại đi chợ, sáng nay đi mua đồ thấy rất tươi ngon, đủ loại. Có điều hiện giờ giá cả các mặt cái gì cũng tăng, mình không thể ăn ít đi, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ, nên lựa chọn các mặt hàng giá cả phải chăng hơn để mua. Theo bà Nguyễn Thị Hà (ngụ phường Tân Mỹ, TP. Hồ Chí Minh), giá cả các loại rau vẫn bình ổn, riêng một số loại rau ngon như súp lơ, cải dún trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn vài nghìn đồng 1 kg so với bình thường. Bà Hà cho biết thêm, chợ thường tăng giá vài ngày rồi lại xuống, nhất là những loại rau nhạy cảm với thời tiết. Dù vậy, quen ăn loại rau nào thì mình vẫn mua loại đó, nhiều xe đẩy giá rẻ hơn nhưng không dám mua vì không yên tâm. Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa trên kệ vẫn dồi dào, trong đó nguồn cung nhóm hàng rau ăn lá đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Theo đại diện hệ thống Lotte Mart, rau ăn lá khá nhạy cảm với thời tiết nên dễ dập, thối khi mưa gió nhiều. Trước diễn biến thời tiết, hệ thống đã lập tức làm việc các nhà cung cấp, đưa ra dự báo sản lượng, chủ động nguồn cung, đồng thời tăng cường nhóm hàng rau thủy canh (canh tác trong nhà) để không hụt hàng trên kệ.Hàng hóa luôn dồi dào, nhưng sức mua giảm rõ rệt là thực trạng khiến rất nhiều tiểu thương tại chợ đang lo lắng. Ông Lê Phúc Hậu, Trường phòng kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết, cầu thấp hơn cung là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức tiêu thụ tại chợ. So với cùng kỳ, sản lượng hàng hóa về chợ đã giảm trên 10%, riêng rau củ, quả giảm 12%.
Các chợ truyền thống cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Theo các tiểu thương tại Chợ Nguyễn Tri Phương, TP. Hồ Chí Minh, từ sau đại dịch COVID-19, sức tiêu thụ tại chợ sụt giảm mạnh và không thể phục hồi, hiện chỉ còn hơn 50%. Đáng nói, tình hình ế ẩm ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong xu hướng người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng. Chị Nguyễn Thị Bảo Trân, tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại Chợ Nguyễn Tri Phương cho biết, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến giá thịt lợn từ đầu năm nay có xu hướng tăng, trong khi tiêu dùng giảm, người kinh doanh như tiểu thương rất lao đao. Lượng thịt bán tại chợ đã giảm khá nhiều so với trước đây, mỗi ngày chỉ còn 1 con lợn, mình phải xoay xở nhiều cách để giữ chân khách hàng. Nhiều tiểu thương kinh doanh hàng chục năm tại đây cũng lo ngại trước thực trạng khách hàng giảm, giá cả leo thang, tiểu thương buộc phải bán giá vốn, lấy công làm lãi để giữ khách quen, mưu sinh qua ngày. Theo bà Đàm Vân, Phó Ban Quản lý Chợ nguyễn Tri Phương, TP. Hồ Chí Minh, sức mua tại chợ ngày càng ảm đạm, do kinh tế khó khăn, người dân thắt lưng buộc bụng. Thêm vào đó, các điểm bán buôn tự phát bên ngoài hay các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mọc lên nhiều, cũng gây áp lực lên chợ. Để duy trì sức mua, giữ mối khách hàng, các tiểu thương tại chợ tích cực tham gia vào chương trình bình ổn của Thành phố, duy trì mặt bằng giá, tăng thêm nhiều hình thức khuyến mãi. "Chúng tôi luôn tuyên truyền tiểu thương phải luôn chú trọng giữ chất lượng, nhập hàng hóa từ các bạn hàng có đủ giấy tờ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không buôn bán, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khuyến khích tiểu thương kinh doanh văn minh, không nói thách giá và tuân thủ việc niêm yết công khai giá bán", bà Vân nhấn mạnh. Các chuyên gia thị trường phân tích: Nếu tình trạng tiêu thụ chững lại kéo dài sẽ gây áp lực lên toàn chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ. TP. Hồ Chí Minh, nơi ngành dịch vụ, bán buôn bán lẻ đóng góp 60% tổng sản phẩm trên địa bàn, càng cần phải có các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa hợp lý, tăng niềm tin cho người tiêu dùng. Hàng hóa dồi dào, đa dạng là một lợi thế của TP. Hồ Chí Minh, nhưng nếu sức mua không sớm cải thiện, cả tiểu thương và các nhà bán lẻ hiện đại sẽ còn chật vật. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng không chỉ là giữ ổn định về giá cả và chất lượng, mà còn phải tìm các giải pháp khơi thông dòng chảy thị trường, tránh tình trạng "thừa hàng, đói khách".Tin liên quan
-
Thị trường
Doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân ứng phó bão số 3
10:10' - 22/07/2025
Hệ thống siêu thị WinMart đã nhanh chóng triển khai kế hoạch dự phòng, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành để đảm bảo dự trữ đầy đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm khô...
-
Hàng hoá
Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu
10:03' - 22/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản khẩn số 1819/TTTN-VP ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chủ động phương án dự trữ hàng hóa cứu trợ trong mùa mưa bão 2025
18:22' - 21/07/2025
Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16'
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14'
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51'
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05'
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.