Tp. Hồ Chí Minh siết tín dụng bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, hạn chế cấp vốn cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố về việc triển khai ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản thành phố ổn định, lành mạnh. Cụ thể, cơ quan này yêu cầu các tổ chức tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài; đồng thời, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân. Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản. Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh dòng vốn cho thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm nay có dấu hiệu tăng nóng và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có những chỉ đạo về kiểm soát dòng vốn chảy vào lĩnh vực này qua kênh tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp. Trong tháng 4/2022, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cũng đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bao gồm bất động sản, dự án BOT và BT, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu các ngân hàng tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật… Trước đó, một số ngân hàng thương mại cũng có động thái tạm dừng cho vay mới đối với lĩnh vực bất động sản như: Sacombank, Techcombank… Chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank), lãnh đạo ngân hàng đã có văn bản yêu cầu giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch không cấp tín dụng cho các giao dịch bất động sản mới kể từ ngày 23/3 đến hết ngày 30/6/2022. Quy định này không áp dụng đối với cán bộ nhân viên và người thân mua, xây, sửa bất động sản để ở. Theo ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank, ngay cả trong điều kiện room tín dụng dồi dào, Sacombank vẫn kiểm soát dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, do lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Còn hiện tại, room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp đầu năm còn khá ít, nên ngân hàng càng phải siết chặt hơn dòng tín dụng vào bất động sản để ưu tiên vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. "Sacombank sẽ ưu tiên tập trung cấp tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất. Trong số đó, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như xuất khẩu, dịch vụ, logistics… Điều này đảm bảo mục tiêu hoạt động của ngân hàng và định hướng của Ngân hàng Nhà nước", ông Tuệ cho biết. Tuy vậy, lãnh đạo Sacombank cũng chia sẻ, trường hợp người dân thực sự có nhu cầu vay vốn để sửa chữa nhà, mua nhà với khoản vay nhỏ thì ngân hàng vẫn sẵn sàng giải ngân. Thực tế, kể từ tháng 10/2021 khi Tp. Hồ Chí Minh mở cửa kinh tế sau một thời gian dài “đóng băng” để phòng chống dịch COVID-19, nhu cầu vốn để phục hồi của các doanh nghiệp là khá lớn. Điều này được thể hiện qua hoạt động cấp tín dụng diễn ra khá sôi động, đặc biệt trong 4 tháng đầu năm nay. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, dự ước đến cuối tháng 4/2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm trước đây. “Tín dụng 4 tháng đầu năm tăng trưởng cao, chủ yếu do nhu cầu vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, kinh tế thành phố phục hồi nhanh; trong đó, tín dụng bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng (chiếm 93%) và tăng trưởng 7,6% so với cuối năm 2021”, ông Lệnh cho biết. Trong khi đó, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng năm 2022 ở mức 14% và có thể được điều chỉnh linh hoạt tùy tình hình thực tế. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại hiện đã cạn room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp hồi đầu năm.Do đó, việc quản lý chặt dòng vốn chảy vào bất động sản và siết tín dụng vào phân khúc bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được cho là rất cần thiết, trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất vẫn đang thiếu vốn để phục hồi sau đại dịch./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tín dụng bất động sản làm “nóng” mùa đại hội cổ đông ngân hàng
18:57' - 25/04/2022
Sau vụ việc lãnh đạo Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh bị bắt tạm giam, quan hệ tín dụng của các ngân hàng với các công ty bất động sản, xây dựng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông ngân hàng.
-
Ngân hàng
Cho vay đầu tư chứng khoán chiếm 0,5% tổng dư nợ tín dụng
16:43' - 22/04/2022
Để đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng nên dư nợ tín dụng đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán còn khá nhỏ, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ đề xuất áp thế 50% với EU
10:47' - 24/05/2025
Đồng USD giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/5 dưới áp lực bán tháo của giới đầu tư, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 1/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu Nhật Bản: Mối lo ngại mới cho trái phiếu Kho bạc Mỹ?
08:12' - 24/05/2025
Các chiến lược gia của Morgan Stanley cho hay trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 30 năm đang phát đi tín hiệu đáng lo ngại tới những công cụ nợ tương ứng của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:27' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì các cuộc họp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về rà soát các Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ sẽ ngừng sản xuất đồng 1 cent
15:40' - 23/05/2025
Tờ USA Today ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang giảm sản xuất đồng penny (đồng xu 1 cent) và cuối cùng sẽ ngừng đưa đồng xu này ra lưu hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản số Hàn Quốc tăng trưởng bùng nổ
06:00' - 23/05/2025
Các quan chức cho rằng sự gia tăng cả về số lượng người dùng và tổng tài sản nắm giữ là do giá tiền điện tử tăng trên toàn cầu, nhờ các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10' - 22/05/2025
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.