TP Hồ Chí Minh "tuyên chiến" với nạn xây nhà không phép trên đất nông nghiệp
Ngày 17/5, sau khi kiểm tra hiện trạng nhiều nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh theo phản ánh của các cơ quan báo chí, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo thành phố đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng, UBND huyện Bình Chánh và các xã liên quan tìm hướng xử lý những tồn tại "nhức nhối" trong quản lý, vi phạm trật tự xây dựng được dư luận đặc biệt quan tâm tại địa bàn này.
* Sai phạm diễn ra thời gian dài
Mở đầu cuộc họp, ông Trần Hữu Vũ Duy, người vừa được bố trí làm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A được 3 ngày chia sẻ khó khăn về nhân sự, vật lực và cả chính sách trong việc xử lý nhà xây dựng không phép trên địa bàn.
Những sự vụ báo chí phản ánh vừa qua tồn tại từ nhiều năm nay, trải qua 2 nhiệm kỳ Chủ tịch UBND xã và chưa được giải quyết.
"Trong khi đó, việc chưa xử lý hình sự đối tượng môi giới, phân lô trái phép trên đất nông nghiệp nên chưa đủ sức răn đe tình trạng xây dựng nhà không phép, thậm chí có đối tượng đầu nậu, môi giới nhà đất đe doạ cán bộ kiểm tra và xử lý công trình vi phạm", ông Duy cho biết.
Theo ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, vi phạm xây dựng tại huyện Bình Chánh như con bạch tuộc mà bên trong gắn với một số cán bộ tha hoá biến chất bị mua chuộc để làm ngơ cho hành vi vi phạm còn bên ngoài móc nối với đối tượng trung gian cò đất để xây dựng trái phép.
Thời gian qua huyện Bình Chánh đã xử lý nhiều cán bộ vi phạm trật tự xây dựng từ hành chính đến xử lý hình sự nhưng đây cũng chỉ như "bề nổi của tảng băng chìm", chỉ cần lơ là, thiếu quan tâm là bạch tuộc sẽ vươn vòi.
Hiện trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn hơn 4.000 công trình xây dựng sai phép tồn tại qua nhiều thời kỳ.
Đây cũng là lý do để các đầu nậu, cò đất dẫn dụ người mua, hứa hẹn sẽ hợp thức hoá giấy tờ để được tồn tại nhà không phép.
Để xử lý 38 cò đất, đầu nậu đang lộng hành ở xã Vĩnh Lộc A, ông Trần Phú Lữ kiến nghị UBND thành phố giao Công an thành phố hỗ trợ huyện Bình Chánh đấu tranh, xử lý các đối tượng đầu nậu, cò đất về hành vi đưa nhận hối lộ, trốn thuế, lừa đảo…
Ông Đặng Minh Đạt, Chánh Thanh tra Tp. Hồ Chí Minh cho biết, từ trước đến nay Bình Chánh là điểm nóng về xây dựng, đất đai, qua các thời kỳ lãnh đạo huyện đều ban hành nghị quyết liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng nhưng việc thực hiện còn hạn chế.
Chỉ tính riêng các quyết định xử lý của Thanh tra Sở Xây dựng, trên địa bàn trong năm 2016 có 67% vụ việc chưa thực hiện được, năm 2017 và 2018 còn 58% số vụ nhưng đến 2019 tăng cao tới 80% vụ việc chưa xử lý được. Ngay cả cả quyết định xử phạt xử lý của UBND thành phố cũng chưa thực hiện được nhiều.
Bản thân UBND huyện Bình Chánh đã ban hành nhiều quyết định xử lý hàng năm, thường tập trung phạt tiền nhưng việc khắc phục sai phạm, khôi phục hiện trạng ban đầu thì lại khó khăn.
Theo ông Đặng Minh Đạt, do không nắm sát tình hình nên khi lập biên bản xử phạt thì công trình đã xây dựng tới 80%.
Chỉ riêng 4 xã gồm Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên, Bình Hưng đã chiếm tới 70% tổng số vụ vi phạm trên địa bàn huyện Bình Chánh, trong khi tinh thần xử lý trách nhiệm của cán bộ chưa cao, công tác xử lý ngay từ đầu còn hạn chế.
* Xử lý nghiêm đầu nậu
Tại buổi làm việc, định hướng quan điểm xử lý vụ việc tại xã Vĩnh Lộc A, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, vi phạm trật tự xây dựng tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh rộ lên trong thời điểm cả nước phòng chống dịch COVID-19.
Còn trên địa bàn huyện Bình Chánh, có tới 50% vụ việc lập biên bản xử lý vi phạm nhưng vẫn còn tồn tại. Phải xem việc xử lý sai phạm tại xã Vĩnh Lộc A là bài học của huyện Bình Chánh và cũng là bài học của thành phố.
Người đứng đầu Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, xử lý vụ việc này phải trả lời cho được câu hỏi: Hệ thống chính trị Bình Chánh có khả năng chấm dứt hoạt động của các đầu nậu tại xã Vĩnh Lộc A được không? Từ đây đến Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh có thực hiện được việc không cho xây dựng không phép tại Vĩnh Lộc A hay không?
“Phạt xong để đó là nguy hiểm trong quản lý nhà nước. Việc này sẽ kích thích những vi phạm tương tự, bản thân sự vụ vi phạm, người vi phạm không bị xử lý tới cùng. Xác định cán bộ phải hoàn thành nhiệm vụ, nếu không làm được thì xin nghỉ. Tổ trưởng nhân dân nào tham gia môi giới nhà đất hãy chấm dứt ngay và từ chức; đảng viên, lãnh đạo nào tham gia môi giới hãy từ chức ở vị trí đang đảm nhiệm”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cảnh báo.
Trong khi đó, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh thẳng thắn nhận khuyết điểm cá nhân khi là người được Ban Thường vụ Thành uỷ giao chỉ đạo trực tiếp việc hiện Chỉ thị 23/CT-TU ngày 25/7/2019 của Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố nhưng vẫn để xảy ra vi phạm tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
Theo ông Trần Lưu Quang, hệ thống chính trị chưa làm tròn vai trò trách nhiệm, kể cả cả trách nhiệm của 2 đoàn thanh tra của thành phố trước đó thanh tra về quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh. Nếu hệ thống chính trị tiếp tục ứng xử công việc như hiện nay thì việc thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU sẽ thất bại.
Vì thế, UBND thành phố phải có giải pháp để trước mắt không làm phát sinh trường hợp mới, xử lý ngay các đầu nậu, cò đất trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A để cán bộ đủ tự tin và người dân sẽ không tham gia mua, xây nhà trái phép.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho hay, so sánh vi phạm xây dựng tại xã Vĩnh Lộc A diễn ra tràn lan như dịch, có tổ chức, có chính sách đối phó với chính quyền, thậm chí đe doạ cán bộ, không thuần tuý mang tính tự phát, có sự tham gia tiếp tay của một số cán bộ.
Việc cán bộ làm ngơ cũng là gián tiếp tiếp tay cho vi phạm. Việc phạt tiền xong để đó sẽ dẫn tới sự coi thương pháp luật.
Ông Dương Ngọc Hải, Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh đềnh nghị cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh cần lưu ý để xử lý nghiêm tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ, xử lý hình sự đầu nậu, cò đất, phân loại 38 đối tượng đầu nậu tại xã Vĩnh Lộc A để xử lý, điều tra về hành vi lừa đảo, vi phạm trong quản lý đất đai, đưa hối lộ, vi phạm trật tự dựng gây hậu quả nghiêm trọng…
Đồng quan điểm, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, việc đầu nậu phân lô trên đất nông nghiệp, xây dựng trái phép như vòi bạch tuộc nhưng việc xử lý chưa đủ sức răn đe, chưa cán bộ nào bị khai trừ Đảng, cách chức hoặc xử lý hình sự.
Hệ thống chính trị cơ sở là tai mắt của nhân dân nhưng hiện nay trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn có tới 80% vụ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm dù đã có kết luận kiểm tra.
Nói về vấn đề xử lý hình sự vụ việc, ông Đinh Thanh Nhàn, Phó giám đốc Công an Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Công ban thành phố từng có văn bản báo cáo, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo huyện Bình Chánh xử lý tình trạng kinh doanh, mua bán đất đai, xây dựng ở nhiều nhiều quỹ đất trống vì thế tình hình có phần lắng dịu nhưng sau đó trở lại như ngày hôm nay.
"Quan hệ phối hợp giải quyết vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh có sự chệch choạc. Công an thành phố sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Công an huyện Bình Chánh quyết tâm xử lý các vụ liên quan đến xây dựng, đất đai trên địa bàn huyện", ông Đinh Thanh Nhàn cho biết thêm./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
TPHCM đề xuất lập quy hoạch khu công nghiệp 380ha tại Bình Chánh
16:42' - 08/05/2019
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố lập quy hoạch phân khu xây dựng khu đất 380,8ha Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh thành khu công nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Kinh tế Trung ương: Đô thị thông minh cần có tính kết nối khu vực và quốc tế
21:03'
Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và thế giới” đã diễn ra tại Hải Phòng vào ngày 28/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát đặc biệt tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
18:52'
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt được khởi công từ tháng 5/2021 nhưng mãi đến giữa tháng 2/2022 mới ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng vì vậy, dự án mới thực sự được thi công trên toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản làm vật liệu
18:35'
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Sớm có biện pháp phù hợp ngăn khủng hoảng hệ thống y tế
18:23'
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ và ngành Y tế cần sớm giải quyết những vướng mắc, nhất là bất cập trong đấu thầu vật tư y tế để ngăn chặn khủng hoảng hệ thống y tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy để tăng giá trị và giảm chi phí sản xuất
18:05'
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc tăng giá trị, giảm chi phí không phải là đối phó với giá vật tư đầu vào tăng cao mà là sự thay đổi tư duy phát triển khi chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 14 tỷ USD vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng
17:25'
Tính đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Nam Tp.Hồ Chí Minh sẽ được định hướng phát triển như thế nào?
16:17'
Định hướng phát triển Quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ thành trung tâm y tế, giáo dục, thể thao chất lượng cao ở phía nam Tp.Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ, thương mại kết hợp du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/7, VEC sử dụng hóa đơn điện tử trên các tuyến cao tốc
15:42'
Kể từ 0h00’ ngày 1/7/2022 các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác sẽ không phát hành hóa đơn tự in (hoặc hóa đơn in sẵn) thay vào đó là hóa đơn điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Hành trình không chỉ trải hoa hồng
15:40'
Chương trình phục hồi kinh tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Sự thay đổi về chỉ đạo điều hành kịp thời đã giúp khôi phục nhanh chóng các hoạt động kinh tế và giảm dần sự bất ổn về môi trường kinh doanh.