Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác phát triển kinh tế
Sáng 11/3, tại Bến Tre, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre và UBND các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị nhằm đánh giá tình hình, kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hợp tác trên từng ngành, từng lĩnh vực. Qua đó, đưa ra những giải pháp thiết thực đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả các chương trình hợp tác toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút các dự án từ các nhà đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, đây là điều kiện, cơ hội trong việc liên kết triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhấn mạnh, sự hợp tác toàn diện giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem là sự hợp tác mang tầm chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững. Từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước. Theo Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, căn cứ các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây. Vùng có kinh tế tăng trưởng khá với chất lượng được cải thiện; quy mô kinh tế được mở rộng. Trong những năm qua, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội. Đây là hoạt động liên kết kinh tế mở nhằm tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp của các địa phương. Nhiều giải pháp đã được triển khai, đặc biệt trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản, khai khoáng…, đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.Kết quả hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa rộng trên các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến đầu tư và thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông và các hoạt động an sinh xã hội...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết, hợp tác kinh tế- xã hội giữa Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn một số khó khăn tồn tại, cần được khắc phục trong thời gian tới.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, chương trình liên kết phát triển giữa thành phố và các địa phương còn có một số khó khăn. Trước tiên là chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và cả vùng. Kế đến là trong quá trình tổ chức hợp tác phát triển, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng doanh nghiệp. Việc phối hợp giữa các địa phương cũng chưa đặt chẽ, còn nhiều điều trong việc chỉ đạo, điều hành để chương trình liên kết đạt hiệu quả hơn. Tham luận tại hội nghị, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay, hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt nhiều thách thức, nhất là từ tác động của biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn.Bên cạnh đó, những yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, thiếu hợp tác, liên kết; kết cấu hạ tầng còn bất cập trước yêu cầu sản xuất quy mô lớn, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp; các hình thức tổ chức sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp còn bất cập, hiệu quả chưa cao. Các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng đang được đầu tư, nhưng còn chậm đưa vào khai thác làm cho vùng thiếu nguồn lực mới để phát triển.
Do đó, Đồng Tháp đã xác định hướng đi cụ thể để thích ứng, lấy “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tỉnh khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào 5 ngành hàng chủ lực lúa gạo, cá tra, xoài, hoa kiểng, sen; nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí phục vụ nông nghiệp, du lịch, công nghiệp cơ khí phục vụ công nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, chế tạo... Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đề xuất phải thống nhất quan điểm rằng liên kết phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh là vấn đề chung, đòi hỏi sự đồng lòng của tất cả địa phương trong vùng, Tp. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, Long An đề xuất thành lập Hội đồng liên kết giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian tới, với tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long xác định hợp tác có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu mà vùng có lợi thế, tạo môi trường thuận lợi và tiền đề cho sự phát triển chung của cả vùng. Cụ thể, các địa phương tiếp tục hợp tác đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thủy, hải sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong vùng giai đoạn 2022-2025. Các địa phương còn phối hợp trên các lĩnh vực du lịch; phát triển nguồn nhân lực; chuyển đổi số; an sinh xã hội. Cùng với đó, các địa phương cùng hợp tác xây dựng và triển khai quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2022 về phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh các nội dung hợp tác chung giữa Tp. Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, căn cứ nhu cầu, điều kiện, khả năng của các bên, Tp. Hồ Chí Minh hợp tác với từng tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh sự phát triển của Tp. Hồ Chí Minh có sự đóng góp rất lớn của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.Vì vậy, Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung cùng các địa phương để triển khai các nội dung ký kết để có kết quả. Ông Phan Văn Mãi đề nghị làm sao triển khai cho hiệu quả, thiết thực chương trình hợp tác. Các địa phương cần quan tâm chỉ đạo đúng mức công tác phối hợp; chủ động rà soát, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp để triển khai hiệu quả các lĩnh vực ký kết hợp tác. Sau hội nghị này, Tp.Hồ Chí Minh sẽ chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ từng năm cho chương trình hợp tác. Dịp này, 45 doanh nghiệp, hợp tác xã của Tp. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên các lĩnh vực./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo
17:52' - 10/03/2023
Thị trường dành cho người Hồi giáo được đánh giá vô cùng tiềm năng, nhất là về 3 lĩnh vực: thực phẩm, du lịch và thời trang...
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm đặc sản Đồng bằng sông Cửu Long
15:14' - 04/03/2023
Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, nhất là chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản địa phương tiếp tục được duy trì sẽ góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.