Tp. Hồ Chí Minh với động lực phát triển mới - Bài 3: Phát triển ngành dịch vụ có GTGT cao
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tập trung nâng cao chất lượng hoạt động để nâng tỷ trọng các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao trong ngành dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực.
Đồng thời, phát huy lợi thế của thành phố, phát triển nhanh, hiệu quả một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như: du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ khác hỗ trợ kinh doanh.
Hình thành trung tâm tài chính quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh tập trung phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, logictics là thế mạnh của thành phố và có giá trị gia tăng cao; quy hoạch hạ tầng dịch vụ, dành diện tích đất thích hợp đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành.
Để triển khai mục tiêu này, Tp. Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ xem xét đưa nội dung xây dựng trung tâm tài chính quốc gia, xứng tầm khu vực và quốc tế đặt tại Tp. Hồ Chí Minh vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của quốc gia. Bởi, "Tp. Hồ Chí Minh là một trung tâm tài chính lớn nhất cả nước, đầu tàu kinh tế của cả nước sẵn sàng tiên phong đi trước thực hiện những nhiệm vụ mới vì cả nước, cùng cả nước".
Chia sẻ về mục tiêu này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn mức trung bình cả nước, có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm tài chính. Tp. Hồ Chí Minh đang có nhiều điều kiện sẵn sàng để phát triển và trở thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, với vị trí trung tâm của vùng động lực phía Nam, Tp. Hồ Chí Minh đang có nhu cầu lớn về phát triển kinh tế - tài chính, nhằm phục vụ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đồng thời phục vụ yêu cầu giao thương với nước ngoài.
Tp. Hồ Chí Minh đã quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm thành trung tâm tài chính nằm trong khu đô thị sáng tạo hiện đại, bên cạnh đó là các khu công nghệ mới, trung tâm đào tạo nhân lực, khu công nghệ cao... "Tp. Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng các cơ chế khuyến khích đổi mới trong lĩnh vực tài chính, đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh...", ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Dưới góc độ nghiên cứu, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh có những tiềm năng nhất định để phát triển thành một trung tâm tài chính lớn mạnh tầm cỡ quốc tế và khu vực. Bởi, Việt Nam có vị trí địa lý khá chiến lược và thuận lợi trong việc phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải ở khu vực Đông Nam Á; trong đó, Tp. Hồ Chí Minh là một trong các thành phố ở vị trí có nhiều lợi thế "địa kinh tế" như tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.
Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh đã có quá trình tích lũy và hội tụ để trở thành một trung tâm tài chính của khu vực: từ vị trí địa lý đến vai trò đầu tàu kinh tế, tính năng động, đa văn hóa.
Tuy nhiên, thành phố vẫn còn nhiều điểm yếu; trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là hệ thống tài chính từ Trung ương đến địa phương, cơ chế chính sách còn bất cập và cơ sở hạ tầng kết nối với khu vực vẫn còn yếu kém. Thêm vào đó, các chính sách tài chính để hỗ trợ cho trung tâm tài chính quốc tế vẫn chưa được tính đến.
Theo Tiến sĩ Sử Đình Thành, phát triển trung tâm tài chính Tp. Hồ Chí Minh phải gắn liền đặc thù của một nền kinh tế đang chuyển đổi hội nhập sâu với thế giới. Hệ thống tài chính Tp. Hồ Chí Minh cần được phát triển đồng bộ, như: phát triển hệ thống thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu; phát triển công nghệ quản lý tài sản; phát triển các dịch vụ tài chính; tăng cường mạng lưới toàn cầu của công nghệ tài chính; hoàn thiện hệ thống giám sát và các quy định tài chính...
Đa dạng các loại hình thương mại
Đa dạng các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại kết hợp du lịch mua sắm; phát triển nhanh thương mại điện tử; xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại; tích cực, chủ động khai thác mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; đổi mới cách thức tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường.
Tp. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch Phát triển hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước phát triển hệ thống phân phối , thúc đẩy hình thành những doanh nghiệp phân phối lớn của thành phố với các cơ sở kinh doanh - hiện đại, giữ được vai trò dẫn dắt thị trường, vươn lên trong cạnh tranh; hiện đại hóa hệ thống thanh toán, hướng đến áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
Về phát triển thương mại điện tử, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tp. Hồ Chí Minh khuyến khích phát triển các hình thức mua sắm hiện đại, thông minh; đẩy mạnh thương mại điện tử trên thiết bị điện thoại thông minh (mobile commerce); phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, góp phần đẩy mang phong trào khởi nghiệp của doanh nghiệp trẻ trên địa bàn thành phố.
Về các giải pháp cụ thể, thành phố sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là Chương trình kích cầu đầu tư các dự án phát triển sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ của thành phố. Từ đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị - công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục tổ chức kết nối doanh nghiệp - ngân hàng để giải quyết về vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp; tập trung phát triển những ngành công nghiệp thành phố có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác một cách hiệu quả nguồn nhân lực trình độ cao, hạn chế đầu tư mới những ngành công nghiệp thâm dụng lao động gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên, có giá trị gia tăng thấp.
Mặt khác, khai thác hiệu quả các khu, cụm công nghiệp theo hướng nâng dần tỷ trong các doanh nghiệp công nghệ cao và xây dựng các “cụm liên kết sản xuất, nhà xưởng cao tầng, phân lô sản xuất và giá thuê phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian tới, Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành quan trọng của thành phố.
Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền thành phố, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức các chuỗi hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với khu công nghệ cao, Tp. Hồ Chí Minh chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường.
Về hoạt động xuất nhập khẩu, Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng phát triển nhanh dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình (phần mềm, sản xuất nội dung số...). Trọng tâm là phát triển dịch vụ logistics, cung cấp dịch vụ tài chính, đẩy mạnh liên kết vùng để sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị theo hướng thành phố tập trung thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển và các dịch vụ khác phù hợp với lợi thế so sánh giữa thành phố và các tỉnh, thành phía Nam.
Đồng thời, tích cực thực hiện các giải pháp để thu hút các nhà đầu tư lớn nhằm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng đến việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, triển khai Chiến lược phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2020 -2030; hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và chủ lực của thành phố, triển khai đồng bộ du lịch thông minh, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú, chi tiêu bình quân và tỷ lệ quay lại của khách du lịch; xây dựng kế hoạch phát triển phố chuyên doanh ẩm thực về đêm và đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút du khách du lịch và phát triển “ kinh tế ban đêm”./.
>> Bài 4: Tiến tới xây dựng đô thị thông minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh với động lực phát triển mới- Bài 2: Xây dựng điều kiện phát triển bền vững
17:48' - 27/02/2020
UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả...
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh với động lực phát triển mới - Bài 1: Xác định các nguồn lực trọng tâm
17:39' - 27/02/2020
Nền kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu phát triển chậm lại, thậm chí một số lĩnh vực có dấu hiệu suy giảm như công nghiệp, bất động sản…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
21:47' - 28/05/2022
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc
21:34' - 28/05/2022
Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên sẽ có sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ phát triển kinh tế
19:30' - 28/05/2022
Hưng Yên sở hữu tiềm năng phát triển với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nhiều làng nghề nổi tiếng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra các công trình hạ tầng giao thông, du lịch ở Hòa Bình và Sơn La
18:05' - 28/05/2022
Ngày 27, 28/5, trong chương trình công tác tại Sơn La, dự Festival Trái cây và sản phẩm OCOP..., Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát các công trình hạ tầng chiến lược ở Hòa Bình và Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẵn sàng cho Diễn đàn phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022
16:13' - 28/05/2022
Từ 4-8/6 sẽ diễn ra Diễn đàn phát triển đường bay châu Á-Routes Asia 2022 tại thành phố Đà Nẵng thu hút khoảng 450 đại biểu đến từ hơn 200 đơn vị, tổ chức quốc tế về hàng không ở khắp các khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh làm rõ nhiều nội dung của dự án đường Vành đai 3
12:01' - 28/05/2022
Vành đai 3 TPHCM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương tuyến đi qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát các dự án FDI có diện tích đất sử dụng từ 50 ha trở lên
11:44' - 28/05/2022
Đối tượng rà soát thuộc các dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 100 triệu USD trở lên; dự án có diện tích đất sử dụng từ 50 ha trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, giải ngân vốn FDI tăng cao
11:26' - 28/05/2022
Tính đến ngày 20/5/2022, tổng vốn FDI trong 5 tháng đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021 khi đạt 11,71 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
07:10' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.