Tp. Hồ Chí Minh xây dựng đề án phát triển ngành dịch vụ đến năm 2030
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng sự phát triển của ngành dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Nếu giải quyết được những hạn chế, thành phố sẽ mở ra cơ hội cho các ngành dịch vụ mang lại giá trị tăng cao.
Đây là nhận định của đại diện sở, ngành, chuyên gia tại hội thảo “Phát triển ngành dịch vụ tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, do Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 25/7.
Theo đại diện các sở, ngành, chuyên gia, hiện tại ngành dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh phần lớn là các đơn vị dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa, chưa hình thành được đơn vị dịch vụ hàng đầu có vai trò dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ thành phố cũng hạn chế về nguồn vốn đầu tư, mối liên kết tự nhiên theo xu hướng hợp nhất theo chiều dọc và chiều ngang còn hạn chế. Ghi nhận thực tế trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch lên các ngành dịch vụ giá trị cao còn chậm so với khu vực. Đồng thời, ngành dịch vụ thành phố tồn tại hạn chế về cơ sở hạ tầng, tính kết nối trong khu vực nội bộ thành phố và giữa thành phố với những khu vực lân cận, khu liên vùng; cùng môi trường kinh doanh thiếu tính cạnh tranh so với một số địa phương khác và quốc tế…Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng, vừa là trung tâm kinh tế - thương mại – du lịch và dịch vụ lớn của cả nước, vừa là địa điểm trung chuyển, tiêu thụ hàng hóa tốt nhất khu vực do tiếp giáp Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, cảng biển… Những điều kiện thuận lợi này, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói chung và ngành dịch vụ nói riêng.
Hàng năm Tp. Hồ Chí Minh đóng góp gần 25% nguồn thu ngân sách và gần 22% GRDP của quốc gia. Trong số đó, ngành dịch vụ thành phố có vị trí quan trọng và tỷ trọng đóng góp cao, cũng như được định vị là trung tâm dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Cụ thể ở giai đoạn 2010 – 2023, Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ như tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; du lịch… Đồng thời, trong giai đoạn này thì 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố đạt 579.786 tỷ đồng, chiếm 90,9% GRDP khu vực dịch vụ và 55,7% GRDP thành phố, tăng trưởng bình quân 26%.- Từ khóa :
- ngành dịch vụ
- tphcm
- ngành dịch vụ tphcm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề xuất ưu tiên thực hiện hơn 90 công trình giao thông
16:07' - 24/07/2024
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND Tp. Hồ Chí Minh đề xuất 93 dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất tăng thêm 1.570 tỷ đồng cho dự án cải tạo kênh dài nhất Tp. Hồ Chí Minh
15:08' - 24/07/2024
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị UBND Thành phố xem xét, tháo gỡ vướng mắc cho dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dài hơn 31 km.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh phân luồng giao thông phục vụ Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
15:07' - 24/07/2024
Tp. Hồ Chí Minh sẽ phân luồng, hạn chế lưu thông trên một số đoạn đường khu vực Quận 1 nhằm phục vụ tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại địa điểm Hội trường Thống Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết thúc phiên chất vấn tại Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách
21:44' - 20/06/2025
Sau 1,5 ngày làm việc, ngày 20/6, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai quyết liệt 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
21:25' - 20/06/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu phải hành động ngay, quyết liệt và hiệu quả để triển khai 25 dịch công trực tuyến toàn trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải bài toán giao thông qua các dự án cao tốc và vành đai
19:20' - 20/06/2025
Các dự án không chỉ giải bài toán giao thông mà còn mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI và bảo đảm an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long
19:20' - 20/06/2025
Chiều 20/6, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra lễ ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long với 18 thành viên sáng lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
18:38' - 20/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn HP (Hoa Kỳ) muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD
16:20' - 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP (Hoa Kỳ).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
16:01' - 20/06/2025
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
14:55' - 20/06/2025
Đến nay, tỉnh Bến Tre có 124 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 54 xã được công nhận đạt nông thôn mới nâng cao, 28 xã được công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 40 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế năm 2025
14:13' - 20/06/2025
Sau khi sắp xếp, thành phố Huế có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã; trong đó có 20 phường, 19 xã hình thành sau sắp xếp và 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.