TPHCM không ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động
Trong thời gian tới, các Khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh sẽ không ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thâm dụng lao động mà đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghệ cao.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp thông tin tình hình hoạt động năm 2015 và chương trình công tác năm 2016 do Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Hepza) tổ chức ngày 19/1.
Theo ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư - Hepza, khi Việt Nam tham vào Hiệp định TPP, đầu tư vào lĩnh vực dệt may, da giày dự báo sẽ tăng, tuy nhiên hiện tại thành phố rất khó tuyển dụng lao động, đặc biệt các ngành thâm dụng lao động như dệt may. Do vậy định hướng thời gian tới, Khu chế xuất và công nghiệp thành phố sẽ không thu hút đầu tư nhiều vào các ngành này, mà đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu gồm điện tử - tin học, cơ khí, hóa chất và chế biến lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ cao. Chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư trong năm 2016 là 700 triệu USD (giảm gần 140 triệu USD so với kết quả đạt được trong năm 2015). Năm 2015, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 840,7 triệu USD, tăng 11,74% so với 2014; trong đó đầu tư nước ngoài đạt hơn 553 triệu USD tăng gần 60% so với 2014, đầu tư trong nước đạt hơn 6.172 tỷ đồng (tương đương 287 triệu USD) giảm 29% so với 2014. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh do một số dự án lớn nắm bắt cơ hội Việt Nam và 11 nước khác kết thúc đàm phán Hiệp định TPP. Trong năm qua, Hepza đã cấp mới 26 dự án đầu tư nước ngoài và 62 dự án đầu tư trong nước; trong đó đó, nhiều dự án đầu tư theo định hướng các ngành mũi nhọn của thành phố, như dự án sản xuất ô tô của Công ty TNHH Deahan Motors tại khu công nghiệp Cơ khí ô tô; dự án sản xuất thực phẩm của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P.Việt nam – Chi nhánh 3 tại khu công nghiệp Tân Phú Trung; dự án sản xuất thân xe có động cơ của Công ty cổ phần ô tô Tân Bình tại khu công nghiệp Cát Lái… Hiện các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh nhiều nhất là Anh, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư lĩnh vực dệt may nhiều nhất - chiếm 67% tổng số vốn đầu tư, thực phẩm chiếm 11%, hóa chất 8,7%, cơ khí 4,5%, nhựa cao su 4,1%, dịch vụ gần 3%. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nhiều nhất, chiếm 34% tổng số vốn đầu tư, cơ khí 16%, sau đó là thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử…/.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp
20:54' - 18/01/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc chuyển giao dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp, Tiền Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng công trình cấp điện cho các khu công nghiệp vật liệu xây dựng
16:49' - 17/01/2016
Ngày 17/1, tại xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khởi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp (TBA) 110kV Yên Định.
-
Chuyển động DN
Hàn Quốc đầu tư 525 tỷ đồng xây dựng Khu Công nghiệp Tam Anh - Hàn Quốc
14:30' - 29/12/2015
Khu Công nghiệp Tam Anh – Hàn Quốc được đầu tư xây dựng tại xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Công trình do Công ty TNHH C&N VINA Tam Anh – Hàn Quốc (100% vốn Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
-
DN cần biết
Bến Tre mời gọi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận
17:18' - 22/12/2015
Bến Tre đang kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận, ở xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, quy mô 250ha, vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.