Trải nghiệm ở tuyệt tác hang động Chua Ta
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 40km, hang động Chua Ta nằm ở bản Na Côm (xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên) được người dân phát hiện vào năm 2010 trong quá trình đi bắt thú rừng.
Nằm trong quần thể núi đá vôi có thảm thực vật phong phú, khí hậu trong lành, hang động Chua Ta là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, tính chất đa dạng của tự nhiên như: Địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh thái, cảnh quan môi trường…
Hang động Chua Ta là 1 trong 4 điểm di tích trên địa bàn huyện Điện Biên thuộc hệ thống các điểm di tích trong toàn tỉnh Điện Biên.
Năm 2015, hang động Chua Ta được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Với vẻ đẹp kỳ vĩ, hang động Chua Ta là tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, trở thành địa điểm du lịch, khám phá, trải nghiệm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo cộng đồng dân tộc Mông ở bản Na Côm, hang động có tên gọi “Chua Ta” bởi trước đây xung quanh hang động có rất nhiều ong khoái, tiếng bản địa của người Mông, “Chua” có nghĩa là núi, “Ta” có nghĩa là ong, "Chua Ta" là "núi ong khoái". Ngoài ra, hang động còn có tên gọi khác là hang động Na Côm, gắn với tên bản làng nơi có di tích. Đến hang động Chua Ta có 2 tuyến đường: Tuyến thứ nhất từ thành phố Điện Biên Phủ ngược quốc lộ 279 đi hướng Cửa khẩu Tây Trang, qua dốc Nai Hai đến bản Ka Hâu rẽ trái để vào trung tâm xã Na Ư (huyện Điện Biên).Từ đây đi xe máy gần 10km đường mòn đến bản Na Côm (xã Hẹ Muông), rồi đi bộ hơn 200m là đến cửa hang động.
Tuyến thứ 2 cũng đi theo quốc lộ 279, đến ngã 3 Pom Lót rẽ tay trái theo tuyến quốc lộ 12 nối dài, đến trung tâm xã Núa Ngam rẽ theo lối xã Mường Nhà (huyện Điện Biên) để vào trung tâm xã Hẹ Muông, từ đây đi gần 10km đường cấp phối là đến bản Na Côm.
Cả 2 tuyến đường này đều khó khăn, vất vả khi di chuyển. Các phân đoạn trung tâm xã Hẹ Muông đi Na Côm, trung tâm xã Na Ư đi Na Côm của hai tuyến đường này đều không thể di chuyển bằng xe ô tô bởi mặt đường nhỏ, lắm đèo, dốc uốn theo sườn đồi, lưng núi, trên đường có cầu treo chiều rộng hẹp...
Tuy nhiên, cả hai tuyến đường đều cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng được phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, bao la.
Các tiểu vùng văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên đường đi, vẻ đẹp của những dãy ruộng bậc thang, nét sinh hoạt truyền thống của bà con dân tộc cũng cho du khách những trải nghiệm thích thú.
Từ bản Na Côm lên cửa hang động Chua Ta nằm dưới đại ngàn rừng già. Trước cửa hang, ở độ cao hơn 1.300 m so với mực nước biển là những cây cổ thụ, xung quanh là các loại dây leo chằng chịt, kỳ hoa dị thảo, lẩn quất hơi sương... khiến du khách như lạc vào không gian của thời thượng cổ. Để vào được bên trong hang động, du khách phải nằm nghiêng, lách mình chui qua cửa hang cao khoảng 0,7m, rộng 0,6cm, lòng cửa hang dài hơn 1m.Qua cửa hang, du khách sẽ bắt gặp một khoảng trống nhỏ, xung quanh là vách đá dựng đứng, vòm hàm ếch, mái hở tạo thành giếng trời. Từ khoảng trống này, ánh sáng hắt chéo từ trên cao xuống kết hợp với hơi sương làm cho không gian huyền ảo, lung linh.
Hang động Chua Ta dài gần 600m, gồm hai khoang chính uốn cong theo hình chữ S, nơi rộng nhất trong lòng hang động từ 25-30m, chỗ cao nhất của vòm hang động khoảng 18 đến 20m.Để vào được khoang thứ nhất, du khách phải men theo nhiều tảng đá lớn, gồ ghề, di chuyển xuống sâu 10m.
Khi đặt chân vào nền khoang thứ nhất, nhiệt độ giảm sâu, không khí mát lạnh, ánh sáng tự nhiên không còn đủ mạnh để nhìn rõ khung cảnh xung quanh.
Do đó, việc di chuyển phải cần đến ánh sáng từ đèn pin, đuốc và phải có người bản địa thông thạo địa hình lòng hang động dẫn lối.
Ở khoang thứ nhất, những khối nhũ đá mang hình thù đẹp mắt, kỳ lạ như hình thác nước, hình tượng quan thế âm Bồ Tát, tiên nữ, hình các con vật (voi, kỳ đà, cá sấu, thằn lằn, ốc biển...), hình mâm xôi, đài sen... đã xuất hiện.Bắt mắt và tạo nên bất ngờ, ấn tượng đối với du khách là những dải nhũ đá, rèm đá buông xuống từ trần hang, vòm hang, vách hang tỏa ánh sáng lấp lánh như ánh lân tinh bắt gặp ngay trong lòng khoang thứ nhất.
Đi vào sâu trong hang, du khách sẽ đi qua những “bãi trứng rồng” là vô số viên đá tròn, nhẵn, màu trắng, đa dạng kích thước nằm trải dài, xếp xung quanh những cột nhũ đá, măng đá có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau.
Khoang thứ hai nằm thấp hơn khoang thứ nhất khoảng 10m. Chính yếu tố này khiến nhiệt độ ở khoang thứ hai giảm sâu hơn.Tuy vậy, ở khoang thứ 2 của hang động, du khách càng có cảm giác choáng ngợp hơn bởi không gian rộng lớn, vẻ đẹp của những ngọn nhũ đá muôn hình muôn vẻ mà thiên tạo đã gây dựng.
Bắt đầu từ đây, hành trình khám phá, thưởng ngoạn lòng hang có thêm sự sinh động bởi tiếng suối róc rách vang vọng từ hai con suối nhỏ chạy dọc khoang tạo nên.
Tại khoang thứ hai, trên vách hang động là những dải nhũ đá màu trắng như muối kết tinh hay những khối nhũ đá màu vàng óng ánh.
Trên trần hang động, nhũ đá kết tủa hình chiếc ô, hình thù các con vật, cỏ cây hoa lá mang màu trắng, xanh, vàng đan xen như những bức tranh dát vàng, dát bạc.
Kỳ lạ hơn, tại đây có nhiều gườm đá dài, khi gõ vào thì phát ra âm thanh với âm lượng vang vọng khác nhau.
Có nơi lại xuất hiện cả là “rừng” măng đá, nhũ đá mang nhiều màu sắc, hình thù khác nhau được ngăn cách với con đường vào sâu trong hang bởi vực thẳm.
Hành trình cuối hang động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiệt tác “ruộng bậc thang” được kiến tạo bằng đá, rộng hàng trăm m2.
Các “thửa ruộng” chứa đầy nước, tỏa ánh sáng lấp lánh, uốn lượn như san hô nối tiếp nhau như đã được thiên nhiên đẽo gọt, chạm khắc tinh tế, hài hòa trong không gian tổng thể của hang động.
Cuối hang là dòng thác nhỏ đổ nước từ độ cao khoảng 6m xuống con suối nhỏ, tạo nên những dải cát mịn phía hạ nguồn.
Theo ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, sau khi hang động Chua Ta được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, UBND huyện Điện Biên đã giao cho UBND xã Hẹ Muông và cộng đồng người dân bản Na Côm quản lý, bảo vệ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho du khách tham quan tìm hiểu. Trong những năm qua, chính quyền xã Hẹ Muông và người dân bản Na Côm đã thực hiện tốt các quy định của Luật Di sản văn hóa, các văn bản pháp luật Nhà nước về di sản, chú trọng vệ sinh môi trường, trông coi, bảo vệ di tích để ngăn cấm việc xâm hại, tác động tiêu cực đến di tích; đồng thời quan tâm đến công tác tuyên truyền, giới thiệu di tích để đông đảo du khách trong và ngoài nước biết và đến tham quan…Sắp tới, chính quyền địa phương các cấp sẽ khoanh vùng cắm mốc khu vực bảo vệ I, II, xây dựng cơ sở, pháp lý để bảo vệ di tích, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái xung quanh di tích./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phong Nha - Kẻ Bàng được chọn là điểm đến đáng trải nghiệm hàng đầu Việt Nam
21:06' - 28/11/2019
Tạp chí Lonely Planet - tạp chí du lịch hàng đầu thế giới đã xếp Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp tục là một trong những điểm đến đáng trải nghiệm hàng đầu tại Việt Nam năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Thực hư thông tin hổ xuất hiện gần hang động núi lửa Krông Nô
11:56' - 24/10/2019
Chính quyền địa phương mới ra thông cáo báo chí về kết quả xác minh thông tin hổ xuất hiện tại một số khu vực xung quanh hang động núi lửa Krông Nô.
-
Tin ảnh
Mùa vàng Tam Cốc đẹp nao lòng
11:45' - 19/05/2019
Nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được biết đến là một trong những cánh đồng đẹp nhất Việt Nam, là thương hiệu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 29/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29, sáng mai 30/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Rực rỡ "Chuyến tàu Xuân" đêm Giao thừa 2025
01:00'
Vào đêm giao thừa Tết Ất Tỵ năm 2025, ngành đường sắt Việt Nam tổ chức hai đoàn tàu mang tên “Chuyến tàu Xuân” với hành trình từ Hà Nội vào TP.HCM và ngược lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Khám phá kỳ thú đại dương tại Cité de l'Océan
20:30' - 28/01/2025
Cité de l'Océan của thành phố Biarritz được biết đến như một trung tâm tương tác công nghệ vừa mang tính giáo dục, nơi du khách có thể trực tiếp khám phá những điều kỳ thú của đại dương.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ hơn 35.126 tấn gạo dự trữ quốc gia cho học sinh 39 tỉnh trong học kỳ II
18:40' - 28/01/2025
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành quyết định về việc xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh học kỳ II năm học 2024 - 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ số hóa tư liệu hồi ức của nhân chứng Hoàng Sa
18:30' - 28/01/2025
UBND huyện Hoàng Sa sẽ số hóa tư liệu hồi ức của nhân chứng Hoàng Sa tại Đà Nẵng, tổ chức triển lãm lưu động và đưa lên trang thông tin của huyện.
-
Kinh tế & Xã hội
"Hố tử thần" nuốt chửng xe tải gần Tokyo
17:57' - 28/01/2025
Ngày 28/1, hố tử thần lớn, rộng khoảng 10m và sâu 6m, xuất hiện tại một ngã tư đã nuốt chửng chiếc xe tải ở Yashio, tỉnh Saitama, gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
-
Kinh tế & Xã hội
Đường phố Hà Nội vắng vẻ chiều cuối năm
17:43' - 28/01/2025
Đường phố Thủ đô Hà Nội trong ngày cuối cùng năm Giáp Thìn, ngày 28/1( 29 tháng Chạp) trở nên vắng vẻ lạ thường.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy 7 căn nhà ở trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
17:36' - 28/01/2025
Đầu giờ chiều 28/1 (tức 29 tháng Chạp), một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại dãy nhà trong hẻm trên đường Trần Đình Xu, phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Thụy Điển xây cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân trong 100.000 năm
16:30' - 28/01/2025
Thụy Điển đã khởi công xây dựng cơ sở lưu trữ cuối cùng cho nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Đây là cơ sở thứ 2 trên thế giới có thể lưu trữ chất thải phóng xạ cấp cao trong 100.000 năm.